Iran cảnh báo các phi công tránh không phận
Thông báo trên của Iran được đưa ra sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho biết hôm 4/8 rằng một cuộc tấn công của Iran có thể xảy ra trong vòng 24 đến 48 giờ tới.
Tên lửa Sayad-3 được giới thiệu trong buổi ra mắt hệ thống phòng thủ Arman của Iran, ngày 17/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal, Iran ngày 5/8 đã ban hành thông báo tới các phi công và cơ quan hàng không yêu cầu tránh xa không phận nước này trong bối cảnh các quan chức ở Tehran liên tục cảnh báo tấn công Israel.
Thông báo trên của Iran được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong một cuộc họp trực tuyến hôm 4/8 nói với các bộ trưởng ngoại giao Nhóm G7 rằng Tehran có thể tấn công Israel trong vòng 24 đến 48 giờ. Ông Blinken không nói hình thức tấn công có thể diễn ra như thế nào.
Israel cho biết họ đã chuẩn bị phòng thủ và đáp trả bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào. Mỹ cũng lên tiếng họ sẽ giúp bảo vệ Israel.
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ đã liên lạc với các đối tác quốc tế để nỗ lực kiềm chế căng thẳng ở Trung Đông trong bối cảnh Iran và các lực lượng dân quân thân Tehrab cảnh báo rằng họ sẽ tấn công Israel sau vụ ám sát nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Hamas là Ismail Haniyeh tại Tehran vào tuần trước.
Thông báo từ Iran về không phận của mình, diễn ra lúc 7 giờ 45 phút sáng (giờ CET, khoảng 12 giờ 45 phút giờ Việt Nam), thường được các cơ quan hàng không sử dụng để cung cấp thông tin thời gian thực cần thiết cho các phi công mà không được biết trước. Về cơ bản, đây là thông báo tránh xa đối với hàng không thương mại và dân dụng mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho biết điều gì có thể xảy ra sau đó.
Cũng trong ngày 5/8, hãng hàng không Đức Lufthansa cho biết họ đã gia hạn lệnh dừng tất cả các chuyến bay tới Tehran, Tel Aviv và Beirut cho đến ngày 12/8.
Israel đã đặt quân đội vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, trong khi các quan chức Mỹ đã nỗ lực chuẩn bị các phương tiện quân sự và phối hợp với các đối tác khu vực để ngăn chặn một cuộc tấn công mà một số người lo ngại có thể rộng hơn và phức tạp hơn cuộc tấn công của Iran vào tháng 4 vừa qua.
Trong cuộc tấn công vào tháng 4 đó, Iran đã bắn hơn 300 thiết bị bay không người lái (UAV) và tên lửa vào Israel, nhưng chỉ sau khi gửi thông báo về phản ứng của mình cho các nhà ngoại giao trước thời hạn và cho Israel cũng như Mỹ cơ hội để chuẩn bị. Cuối cùng, hầu hết UAV và tên lửa bị bắn hạ trước khi đến Israel. Nhưng lần này, Iran đã từ chối cung cấp cảnh báo chi tiết.
Theo một trong những nhà ngoại giao được thông báo trong cuộc gọi G7 hôm 4/8, ông Blinken đã nói với những người đồng cấp của mình rằng nếu một cuộc tấn công của Iran vào Israel có quy mô tương tự như cuộc tấn công hồi tháng 4, thì điều này có thể chấm dứt mọi mối quan hệ trong tương lai giữa Iran và Mỹ, những bên đã có các cuộc đàm phán gián tiếp không thường xuyên thông qua các quan chức Oman trong 18 tháng qua.
Trung Quốc gửi thông điệp tới Iran giữa căng thẳng với Israel
Ngoại trưởng Trung Quốc nói với Iran rằng hai nước có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực trong tương lai, cho thấy mối quan hệ giữa họ vẫn vững chắc sau cuộc tấn công chưa từng có của Tehran vào Israel.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 17/4, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với người đồng cấp Iran Hossein Amirabdollahian trong cuộc điện đàm mới đây: "Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác thực tế một cách đều đặn trong nhiều lĩnh vực khác nhau với Iran và phát triển hơn nữa quan hệ Trung Quốc - Iran".
Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc nắm được quan điểm của Iran rằng hành động quân sự của nước này là hạn chế và nước này đang thực hiện quyền tự vệ. Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, Bắc Kinh tin rằng Iran có thể xử lý tình hình để tránh tình trạng hỗn loạn hơn nữa.
Bloomberg lưu ý, bình luận của ông Vương Nghị cho thấy Trung Quốc hỗ trợ ngoại giao Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào Israel. Tehran cho biết động thái này là để trả đũa vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria. Đây là lần đầu tiên Iran tấn công Israel từ lãnh thổ của mình.
Ông Vương Nghị không nói rõ loại hình hợp tác nào mà Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy với Iran nhưng Bắc Kinh đã đưa ra những cam kết tương tự trước đây. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết sẽ tăng cường quan hệ sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Bắc Kinh.
Chỉ vài tuần trước đó, Mỹ đã tuyên bố rằng họ sẽ tăng áp lực lên Trung Quốc để nước này ngừng mua dầu của Iran. Trung Quốc là khách hàng chính mua dầu Iran, mặc dù vào tháng 1 năm nay, Tehran đã từ chối xuất khẩu để đề nghị giá cao hơn. Bắc Kinh cũng là cường quốc đàm phán chủ chốt trong các cuộc đàm phán đang bị đình trệ nhằm vực dậy thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Trung Quốc đã giúp Iran và Saudi Arabia đạt được thỏa thuận vào năm ngoái nhằm dịu bớt nhiều năm bế tắc ngoại giao giữa hai đối thủ ở Trung Đông. Trung Quốc cũng đẩy mạnh mở rộng khối BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil) và Iran trở thành thành viên bắt đầu từ năm 2024.
Đầu tuần này, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật để ngăn Trung Quốc mua dầu thô Iran trong khuôn khổ gói dự luật được đưa ra để phản ứng với động thái của Tehran tấn công Israel.
Israel chuẩn bị ứng phó với tên lửa, UAV của Iran vào những thành phố lớn Bất chấp những lời cảnh báo liên tục nhắm vào Israel, có thể ước tính rằng Tehran sẽ cân nhắc cẩn thận phạm vi và cường độ của một phản ứng quân sự. Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) được kích hoạt tại thành phố Sderot, Israel để đánh chặn các tên lửa từ Dải Gaza, ngày 13/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo...