Iran cấm ‘đào’ tiền điện tử trong 4 tháng
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 26/5 thông báo Tehran đã cấm mọi hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng như “đào” tiền điện tử trong khoảng 4 tháng tới đây. Quyết định này nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ điện năng trong bối cảnh nhiều thành phố của Iran đang phải đối mặt với tình trạng mất điện.
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, lệnh cấm “đào” tiền điện tử sẽ có hiệu lực ngay lập tức, cho đến ngày 22/9. Ông Rouhani cho biết thêm rằng 85% hoạt động “đào” tiền điện tử hiện nay ở Iran là không được cấp phép.
Bitcoin và các loại tiền điện tử khác chính là “phần thưởng” mà các thợ mỏ có được sau quá trình “đào” bằng các máy đào chuyên dụng giải quyết các vấn đề tính toán cho phép liên kết các khối giao dịch (blockchain). Quá trình này tiêu tốn nhiều điện năng được tổng hợp từ nhiên liệu hóa thạch mà Iran vốn là nước sở hữu nguồn nhiên liệu này hết sức dồi dào.
Tình trạng mất điện khiến chính phủ vấp phải chỉ trích trong bối cảnh bầu cử tổng thống Iran sẽ diễn ra vào tháng tới. Theo Chính phủ Iran, tình trạng mất điện này là do các hoạt động khai thác tiền điện tử, hạn hán và nhu cầu điện tăng cao vào mùa Hè.
Theo công ty phân tích blockchain Elliptic, hoạt động “đào” Bitcoin ở Iran chiếm khoảng 4,5% tổng số hoạt động trên thế giới, qua đó giúp Iran kiếm được hàng trăm triệu USD để giảm bớt sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Trên thực tế, Iran đã chấp nhận hoạt động khai thác tiền điện tử trong những năm gần đây, trong đó yêu cầu các “thợ mỏ” bán tiền điện tử cho ngân hàng trung ương để được ưu đãi về giá điện. Đề xuất này đã trở thành điểm thu hút các “thợ mỏ”, đặc biệt các “thợ mỏ” từ Trung Quốc tới Iran. Lượng điện mà các “thợ mỏ” sử dụng để khai thác tiền điện tử tại Iran được cho là tương đương khoảng 10 triệu thùng dầu thô/năm, khoảng 4% lượng dầu thô mà Iran xuất khẩu trong năm 2020.
Những lý do khiến giá Bitcoin lao dốc không phanh
Tình trạng giảm giá mạnh của đồng tiền số Bitcoin cũng như các đồng tiền số khác diễn ra do tác động của một loạt yếu tố tiêu cực, khiến thị trường tiền số thế giới biến động mạnh.
Video đang HOT
Đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNBC, ngày 19/5, giá đồng Bitcoin đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, có lúc xuống mức 30.000 USD/đồng, tức giảm hơn 30% giá trị và tiếp tục trải qua một tuần bán tháo.
Đồng Ether, đồng tiền số chính trong mạng lưới chuỗi khối Ethereum, cũng giảm giá mạnh và có lúc xuống dưới ngưỡng 2.000 USD/đồng, tức giảm hơn 40% giá trị trong vòng chưa đầy 24 giờ.
Tình trạng sụt giá mạnh gần đây trái ngược hẳn với hiện tượng tăng giá mạnh không kém bắt đầu từ nửa sau năm 2020. Tính chung, giá đồng Bitcoin vẫn tăng hơn 200% giá trị từ tháng 9/2020 nhờ một phần động thái chấp nhận tiền số của các giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng và các công ty.
Ông Mike Novogratz, cựu giám đốc quỹ đầu tư, phát biểu với CNBC: "Ngày càng nhiều người có tiền số. Tiền số đã chảy vào túi toàn xã hội và cũng xảy ra một loạt sự kiện, từ Ngày Thuế tới các dòng tweet của tỷ phú Elon Musk".
Các thể chế không ủng hộ
Đồng Bitcoin đã giảm giá mạnh gần đây. Ảnh: AFP/TTXVN
Một phần lý do khiến đồng Bitcoin sụt giá là do xu hướng chấp nhận tiền số đã tạm đảo chiều, ít nhất là lúc này.
Đầu năm nay, ông Elon Musk thông báo sẽ mua hơn 1 tỷ USD Bitcoin. Vài công ty thanh toán thông báo sẽ cập nhật để chấp nhận đồng tiền số này. Các ngân hàng lớn ở Phố Wall cũng bắt đầu nghiên cứu thành lập nhóm giao dịch tiền số cho khách hàng. Coinbase, một công ty giao dịch tiền số, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hồi giữa tháng 4.
Tuy nhiên, mới tuần trước, ông Musk cho biết công ty xe điện Tesla của mình sẽ không chấp nhận đồng Bitcoin làm công cụ thanh toán nữa do lo ngại về môi trường trong quá trình "đào" Bitcoin. Ông cũng cho biết Tesla không bán các đồng Bitcoin mà mình đang nắm giữ.
Sau khi giá cổ phiếu tăng lên 400 USD ngay sau phiên giao dịch đầu tiên ngày 14/4, cổ phiếu Coinbase đã nhanh chóng giảm giá và xuống mức gần 220 USD/cổ phiếu sáng 19/5. Ngày mà Coinbase niêm yết trực tiếp cũng là ngày mà Bitcoin có mức giá tăng kỷ lục.
Ngoài ra, báo cáo mới từ JPMorgan cho biết dựa trên các hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư thuộc các thể chế tài chính dường như quay lưng với Bitcoin để trở lại với vàng. Bitcoin thường được coi là tài sản thay thế tiềm năng của vàng về mặt giữ giá trị.
Tâm lý lo sợ rủi ro
Tình trạng giảm giá không chỉ xảy ra với tiền số, tức là các nhà đầu tư có thể có xu hướng giảm các giao dịch mang tính đầu cơ khác.
Trong những tuần gần đây, cổ phiếu ngành công nghệ và tăng trưởng vốn tăng giá trị vượt trội trên thị trường trong đại dịch COVID-19, nay cũng đang chật vật.
Cổ phiếu của Ark Innovation ETF, một quỹ cổ phiếu tăng trưởng cao của Giám đốc Cathie Wood nổi tiếng, đã giảm giá hơn 30% so với mức cao nhất hồi tháng 2.
Tính tới sáng 19/5, chỉ số Nasdaq Composite (gồm nhiều cổ phiếu công nghệ) đã giảm 6,9% so với mức đóng cửa cao nhất gần đây ngày 26/4. Chỉ số Russell 2000 của các công ty có mức vốn hóa thấp đã giảm 5,6% trong cùng giai đoạn.
Tình trạng sụt giảm trên cũng trùng hợp với việc trì hoãn hạn chót nộp thuế. Điều này có thể đã gây áp lực bán khi các nhà đầu tư tìm cách nắm giữ tiền mặt để thực hiện nghĩa vụ thuế.
Lo ngại quản lý
Nhiều nước không chấp nhận đồng tiền số. Ảnh: UKTN
Bitcoin và những tài sản liên quan cũng ngày càng bị các nhà quản lý khắp thế giới soi xét khi dần trở thành một phần lớn trong thị trường tài chính.
Ông Harshita Rawat, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại công ty Bernstein, nhận định: "Chúng tôi cho rằng việc các chính phủ mạnh tay với tiền số có thể kích hoạt 'mùa đông tiền số' và giảm hoạt động giao dịch. Hành động mạnh tay hơn với tiền số có thể xảy ra ở nhiều nước đang phát triển, những nước có thể coi tiền số là mối đe dọa với hệ thống tiền tệ và đồng nội tệ".
Trung Quốc, nước đang phát triển tiền số riêng của chính phủ, khẳng định lại các quy tắc phản đối các đồng tiền số khác ngày 18/5 khi cấm các công ty tài chính cung cấp dịch vụ giao dịch tiền số.
Ở Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Gary Gensler đầu tháng này cho rằng các nhà quản lý cần trung lập về công nghệ nhưng cần bảo vệ người tiêu dùng nhiều hơn trên thị trường tiền số.
Việc đồng Dogecoin, đồng tiền số được tạo ra để làm trò đùa, tăng giá nhờ ông Elon Musk cũng có thể làm tổn hại độ tin cậy của thị trường số. Một số thay đổi với các đồng tiền số nhỏ hơn cho thấy xu hướng giảm giá trên thị trường tiền số gắn với giao dịch đầu cơ thay vì lãi suất tăng.
IEA kêu gọi loại bỏ tất cả dự án nhiên liệu hóa thạch trong tương lai Ngày 18/5, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho rằng thế giới cần loại bỏ tất cả dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch trong tương lai nếu muốn đạt được mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050 và hạn chế sự tăng nhiệt độ Trái Đất ở mức 1,5 độ C. Than đá tại một nhà máy điện...