Iran bắt giữ và tịch thu tàu chở dầu của Mỹ
Chính quyền Iran cho biết đã bắt giữ và tịch thu một tàu chở dầu của Mỹ ở Vịnh Ba Tư theo phán quyết của tòa án về một vụ kiện được đệ trình ở Tehran.
Trang Barrons và AviaPro dẫn tuyên bố của nhà chức trách Iran viết, phán quyết được đưa ra sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây do Mỹ đi đầu đã ngăn cản công ty của Thụy Điển bán thuốc cho các bệnh nhân của Iran. Điều này được cho là gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần cho các bệnh nhân Iran, khiến họ phải tìm kiếm sự bảo vệ của pháp luật.
Tòa án Quan hệ quốc tế ở Tehran sau khi xem xét yêu cầu bồi thường và kiểm tra pháp lý đã quyết định tịch thu số dầu của Mỹ trên tàu Advantage Sweet. Số hàng nói trên trị giá hơn 50 triệu USD.
Tàu Advantage Sweet treo cờ Đảo Marshall, được tập đoàn Chevron thuê để lấy dầu từ Kuwait, đã bị Iran bắt giữ hồi tháng 4/2023 khi đang trên đường tới Texas, Mỹ.
Video đang HOT
Quyết định của tòa án Iran phản ánh những căng thẳng đang diễn ra giữa Iran và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, khi mà các lệnh trừng phạt của Washington tác động tới các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế.
Iran đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt vào năm 2018. Trong một báo cáo năm 2021, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng việc tuân thủ quá mức các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng tới những người mắc bệnh về da hiếm gặp đang bị đe dọa tới tính mạng ở Iran. Báo cáo được đưa ra sau khi một công ty của Thụy Điển tạm dừng các chuyến hàng tới Iran.
Khủng hoảng ở Biển Đỏ: Tình trạng thiếu tàu chở dầu trên toàn cầu gia tăng
Khủng hoảng ở Biển Đỏ đang càng cho thấy sự thiếu hụt của các con tàu chở dầu, trong bối cảnh ngành này từ lâu đã cảnh báo rằng quá ít tàu được đóng mới.
Điều này gây ra xu hướng dịch chuyển hình thái giao dịch xăng dầu rộng rãi trên toàn cầu.
Tàu thuyền di chuyển trên Biển Đỏ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong năm 2023, do Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC cắt giảm sản lượng nên lượng dầu vận chuyển không cao, dẫn đến những thiếu hụt về số lượng tàu chở dầu chưa bộc lộ. Đồng thời, quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng mạnh mẽ, có nghĩa là một tương lai nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ đang đến gần, làm mờ đi triển vọng của ngành dầu khí trong dài hạn.
Nhưng kể từ tháng 11/2023, khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu container đi qua khu vực Biển Đỏ, khiến nhiều chủ tàu buộc phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế dài hơn. Trong bối cảnh đó việc thiếu năng lực vận chuyển mới trở nên rõ nét hơn, làm tăng giá cước vận tải và thời gian hành trình kéo dài hơn.
Theo thống kê của OPEC, trong năm 2024, chỉ có hai siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới. Đây là số lượng tàu bổ sung ít nhất trong gần bốn thập kỷ của ngành dầu mỏ toàn cầu, thấp hơn tới 90% so với mức trung bình trong thiên niên kỷ này.
Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Banchero Costa cho thấy, đến năm 2025, dự kiến chỉ có thêm 5 con tàu mới tham gia đội tàu chở dầu toàn cầu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với con số 42 tàu được giao mới vào năm 2022.
Mặc dù gần đây số lượng đơn đặt hàng tàu mới đã tăng lên nhưng phải mất nhiều năm nữa các nhà máy đóng tàu mới đáp ứng được hết các đơn đặt hàng đã ký trong thời kỳ đại dịch COVID-19, cũng như các đơn hàng về tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Ông Enrico Paglia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Banchero Costa - một công ty dịch vụ vận tải biển, nhận định tình hình trên thị trường tàu chở dầu đang rất căng thẳng, đăc biệt là đối với tàu chở dầu thô. Đánh giá về triển vọng của ngành này trong thời gian tới, ông Paglia nhấn mạnh: "Nó sẽ còn căng thẳng hơn nữa trong tương lai".
Thị trường tàu chở dầu đã bùng nổ vào năm 2020, khi nhu cầu về mặt hàng này liên tục tăng, khiến các nhà kinh doanh dầu mỏ tìm kiếm mọi con tàu có khả năng tích trữ dầu trên biển. Nhưng việc OPEC cắt giảm sản lượng đã dẫn đến sự sụt giảm hoạt động chở dầu.
Cho đến năm 2022, dòng chảy dầu toàn cầu bắt đầu bị thay đổi sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bắt đầu. Các chuyến hàng đến châu Âu trước đây phải mất vài ngày qua Biển Baltic thì hiện phải mất hàng tuần để đến các nơi khác trên thế giới.
Sự gián đoạn mới đây ở Biển Đỏ đã làm trầm trọng thêm vấn đề, làm tăng thêm thời gian vận chuyển. Theo chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, tỷ lệ tuyển dụng tàu - thước đo mức độ sử dụng đội tàu chở dầu tại bất kỳ thời điểm nào - đã tăng tới 5% kể từ khi các tàu bắt đầu tránh đi qua Biển Đỏ.
Ông chia sẻ khủng hoảng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và nó đang có lợi cho các nhà khai thác tàu.
Ông Alexander Saverys, Giám đốc điều hành (CEO) Euronav NV - một trong những công ty vận tải dầu lớn nhất thế giới, cho biết tác động chuyển hướng đang được quan sát thấy hàng ngày trong hoạt động vận chuyển nói chung và vận chuyển dầu thô cùng các sản phẩm từ dầu nói riêng. Theo ông Saverys, sự kết hợp của ít tàu mới và đội tàu cũ có tuổi đời cao đem tới triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp vận tải chở dầu.
Mỹ liệt 14 tàu chở dầu của Nga vào danh sách đen Ngày 23/2, Mỹ đã đưa 14 tàu chở dầu của Nga vào danh sách đen, trong nỗ lực nhằm cắt giảm nguồn thu dầu khí của nước này bằng cách áp dụng mức giá trần mà phương Tây đã đưa ra đối với dầu thô của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát. Tàu vận chuyển dầu Nga đi qua...