Iran bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 của Cuba
Tuần tới Iran sẽ trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sản xuất một trong các loại vaccine COVID-19 do Cuba tự phát triển ở quy mô công nghiệp.
Vaccine phòng COVID-19 có tên Soberana 02 (giữa) do Cuba tự nghiên cứu, sản xuất. Ảnh: The Nature
Hãng tin Reuters ngày 29/7 dẫn truyền thông Nhà nước Cuba cho biết, trong tuần tới, Iran sẽ bắt đầu sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên Soberana 02 do các nhà khoa học Cuba nghiên cứu phát triển.
Cả Iran và Cuba đều đang hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề của Mỹ, mà hai nước cáo buộc đã cản trở việc tiếp cận thuốc men, các nguồn cung y tế, thúc đẩy họ phải tự chủ. Hai nước đã sản xuất một loạt vaccine COVID-19 thử nghiệm, trong đó có vaccine Soberana 02 (Chủ quyền 02) của Cuba
Dữ liệu sơ bộ từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối cho thấy vaccine Soberana 2 và loại vaccine COVID-19 tiên tiến nhất của Cuba là Abdala nằm trong số những loại vaccine hiệu quả nhất thế giới, với trên 90%.
Đầu năm nay, Viện Pasteur của Iran đã đồng ý hợp tác với Viện Finlay của Cuba, nơi đã phát triển vaccine Soberana 2, để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của loại vaccine này ở Iran, cho phép Tehran đi đến quyết định phê duyệt sử dụng khẩn cấp Soberana 2 vào đầu tháng 7.
Trong chuyến thăm Tehran tuần này, Giám đốc Viện Finlay, Vicente Vérez Bencomo cho biết, Iran và Cuba sẽ sản xuất hàng triệu liều Soberana 02 ở quốc gia Trung Đông với tên gọi PastuCovac.
Ông Bencomo nói: “Thông thường bạn cần 15 năm để phát triển một loại vaccine từ số 0 đến giai đoạn công nghiệp hóa nhưng chúng tôi đã thực hiện tất cả các bước trong một năm, và bằng chứng là nó có hiệu quả rất tốt”.
Cuba có lịch sử phát triển lâu đời trog lĩnh vực công nghệ sinh học, tự sản xuất 80% lượng vaccine được sử dụng ở đảo quốc Caribe này và còn xuất khẩu. Mexico, Việt Nam, Argentina và Jamaica là những quốc gia bày tỏ quan tâm đến việc sản xuất hoặc mua vaccine COVID-19 của Cuba. Điều này được mong đợi có thể mang lại lợi ích kinh tế và ngoại giao cho Cuba.
Ngoài vaccine dạng tiêm, Cuba còn phát triển vaccine COVID-19 nhỏ mũi với một liều duy nhất, có tên Mambisa. Vaccine này đã được đưa vào danh sách toàn cầu các loại thuốc miễn dịch qua đường mũi tiến tới giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Mabisa là 1 trong 5 ứng viên vaccine, trong tổng số hơn 300 loại đăng ký trên thế giới, sử dụng qua đường mũi.
Video đang HOT
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Cuba và Iran nằm trong số 20 quốc gia có ca nhiễm COVID-19 cao nhất thế giới. Báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh hàng ngày do Bộ Y tế Cuba công bố ngày 28/7 cho biết chỉ trong 24 giờ qua đảo quốc Caribe này đã ghi nhận 9.323 ca mắc mới với COVID-19 và 68 người không qua khỏi, nâng tổng số ca nhiễm kể từ đầu dịch (tháng 3/2020) lên 358.378 trường hợp và tổng số người tử vong là 2.560 người. Thủ đô La Habana sau một thời gian ghi nhận mức độ lây nhiễm giảm, trong ngày vừa qua đã lại trở thành địa phương có số người mắc COVID-19 cao nhất cả nước với 1.583 ca trong ngày 28/7.
Số liệu của Bộ Y tế Cuba cũng cho biết tới nay đã có hơn 3 triệu người trong tổng số 11,2 triệu dân Cuba được tiêm ít nhất một liều vaccine Abdala hoặc Soberana 2 do nước này sản xuất. Trong đó, vaccine Abdala đã được cơ quản quản lý y tế nước này cấp phép sử dụng khẩn cấp với hiệu quả được chứng minh đạt 92,28% trong thử nghiệm lâm sàng và ứng cử viên Soberana 02 đạt hiệu quả 91,2% với liều bổ sung Soberana Plus.
Từ ngày 5/8, Cuba sẽ tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 Abdala cho khoảng 1.500 phụ nữ mang thai và cho con bú. Trước đó, Cơ quan Quản lý dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế Cuba (CECMED) đã cấp phép cho việc thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này đối với trẻ từ 3 đến 18 tuổi, và dự kiến sẽ tiến hành tiêm phòng trên diện rộng cho trẻ nhỏ vào tháng 9 tới đây.
Trong khi đó, Iran cũng đang chứng kiến tình trạng lây nhiễm bùng phát trở lại do biến thể Delta. Theo trang worldometer.info, trong ngày 28/7, nước này ghi nhận 43.681 ca nhiễm mới và 789 ca tử vong. Tổng ca nhiễm tại Iran đã lên tới 3.792.014 trường hợp, bao gồm gần 90.000 ca tử vong.
Điểm danh những quốc gia bắt buộc tiêm vaccine COVID-19
Sự gia tăng mạnh mẽ các ca nhiễm COVID-19 mới do biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng giảm đã khiến nhiều chính phủ phải áp đặt quy định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19, hoặc những rào cản với người không chịu tiêm phòng.
Người dân xếp hàng để xét nghiệm COVID-19 miễn phí ở Bangkok, Thái Lan ngày 15/7/2021. Ảnh: Reuters
Dưới đây là quy định về bắt buộc tiêm vaccine ở một số quốc gia theo tổng hợp của hãng tin Reuters:
Australia : Vào cuối tháng 6, Australia đã quyết định bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 đối với những người chăm sóc người già và nhân viên có nguy cơ cao trong các khách sạn cách ly.
Chính phủ cũng quy định tiêm chủng bắt buộc đối với các vận động viên Paralympic tới Tokyo vì các thành viên chưa được tiêm trong đội có thể gặp rủi ro về sức khỏe.
Anh: Các nhân viên chăm sóc tại nhà ở Anh sẽ bắt buộc phải tiêm phòng COVID-19 từ tháng 10.
Ngoài ra, trong một động thái đảo ngược chính sách với "Ngày Tự do" (dỡ bỏ hầu hết các hạn chế kể từ ngày 20/7), Chính phủ Anh yêu cầu người dân phải xuất trình giấy chứng nhận tiêm phòng đầy đủ khi tới các địa điểm đông người, như hộp đêm. Quy định này được đưa ra sau khi nghiên cứu cho thấy khoảng 35% thanh niên từ 18-30 tuổi ở Anh chưa được tiêm phòng.
Ngoài ra, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố, từ cuối tháng 9, khi tất cả người trưởng thành có cơ hội được tiêm đủ 2 mũi vaccine, "hộ chiếu" vaccine nội địa sẽ là bắt buộc ở Anh.
Nhiều người xếp hàng chờ vào câu lạc bộ đêm Egg ở Anh vào nửa đêm 19/7, khi hạn chế được dỡ bỏ. Ảnh: Guardian
Canada: Ban Thư ký Hội đồng Ngân khố Canada cho biết hôm 20/7, họ đang xem xét liệu vaccine COVID-19 có cần thiết cho một số vai trò và vị trí nhất định trong chính phủ liên bang hay không.
Pháp : Tất cả nhân viên y tế ở Pháp đều bắt buộc phải tiêm COVID-19 và bất kỳ ai muốn vào rạp chiếu phim hoặc lên tàu sẽ phải xuất trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính - theo quy định mới được Tổng thống Emmanuel Macron công bố vào ngày 12/7.
Ngày 19/7, Chính phủ Pháp thông báo rằng, mức phạt dự kiến 45.000 euro đối với các doanh nghiệp không kiểm tra xem khách hàng có giấy thông hành sức khỏe sẽ được hạ thấp hơn nhiều, bắt đầu từ 1.500 euro và tăng dần đối với những người tái phạm. Tiền phạt sẽ không phải nộp ngay lập tức.
Hy Lạp : Ngày 12/7, Hy Lạp đưa ra yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine COVID-19 với nhân viên viện dưỡng lão và nhân viên y tế kể từ tháng 9. Ngoài ra, theo các biện pháp mới, chỉ những khách hàng đã được tiêm chủng mới được phép vào bên trong các quán bar, rạp chiếu phim, nhà hát và các không gian kín khác.
Indonesia : Indonesia đã yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine từ tháng 2. Chính quyền thủ đô Jakarta quy định phạt tiền tới 5 triệu rupiah (357 USD) với những người từ chối tiêm vaccine.
Tiêm vaccine COVID-19 tại Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Italy : Một nghị định được chính phủ Italy thông qua từ tháng 3 yêu cầu các nhân viên y tế, bao gồm cả dược sĩ, phải tiêm phòng COVID-19. Những người từ chối có thể bị đình chỉ việc mà không được trả lương trong thời gian còn lại của năm.
Kazakhstan : Bộ Y tế Kazakhstan cho biết hôm 23/6, nước này sẽ áp dụng tiêm chủng COVID-19 bắt buộc hoặc xét nghiệm hàng tuần cho những người lao động trong các nhóm từ trên 20 người.
Ba Lan : Ba Lan có thể bắt buộc tiêm chủng đối với một số người có nguy cơ cao nhiễm COVID-19 từ tháng 8.
Nga : Theo tờ Moscow Times, Thủ đô Moskva đã tiết lộ kế hoạch yêu cầu 60% tất cả công dân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phải được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 15/8.
Người dân Moskva không còn phải xuất trình mã QR chứng minh họ đã được tiêm phòng hoặc có khả năng miễn dịch để được ngồi bên trong các quán cà phê, nhà hàng và quán bar kể từ ngày 19/7.
Saudi Arabia : Vào tháng 5, Saudi Arabia đã yêu cầu toàn bộ người lao động các khu vực công và tư nhân muốn đến nơi làm việc phải tiêm vaccine, nhưng không nêu rõ thời điểm thực hiện.
Người dân cũng sẽ phải tiêm phòng khi vào bất kỳ cơ sở chính phủ, tư nhân hoặc cơ sở giáo dục nào cũng như khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng kể từ ngày 1/8. Công dân Saudi Arabia sẽ cần tiêm đủ hai liều vaccine COVID-19 nếu muốn xuất cảnh từ ngày 9/8.
Fiji: Đảo quốc Thái Bình Dương Fiji vừa công bố kế hoạch bắt buộc toàn bộ người lao động tiêm vaccine ngừa COVID-19 với thông điệp cương quyết Thủ tướng Frank Bainimarama đưa ra là "không tiêm, mất việc".
Ông Bainimarama yêu cầu toàn bộ nhân viên trong lĩnh vực công ở quốc gia 930.000 dân này phải nghỉ phép nếu như không đi tiêm mũi đầu tính đến hạn 15/8 và sẽ bị sa thải nếu không tiêm mũi hai với hạn chót 1/10. Các cá nhân vi phạm sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt nặng, trong khi các công ty có người lao động vi phạm có nguy cơ phải đóng cửa.
"Vũ khí" vắc xin nội địa giúp Cuba khuất phục làn sóng Covid-19 Cuộc chiến chống Covid-19 của Cuba gặt hái nhiều thành tựu nhờ triển khai tiêm chủng vắc xin nội địa với tỷ lệ hiệu quả cao. Nhân viên y tế Cuba tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh: AFP). Tập đoàn dược phẩm sinh học nhà nước BioCubaFarma của Cuba ngày 19/6 cho biết, theo dữ liệu sơ bộ từ các cuộc thử nghiệm giai...