IPO In Tài chính: Nhà nước sẽ tiếp tục giữ 49% vốn
Lĩnh vực chính in ấn các loại ấn chỉ có giá, các loại biên lai, hoá đơn tài chính không còn lợi thế cạnh tranh như thời gian trước. In tài chính đang sở hữu 3 lô đất tại Hà Nội, thành phố HCM với diện tích khá lớn.
Trụ sở Cty TNHH In Tài Chính tại Nghĩa Tân
Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty TNHH MTV In Tài chính với tổng số cổ phần bán đấu giá 9.448.300 cổ phần.
Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ dự kiến của In Tài chính 200 tỷ đồng. Cổ đông nhà nước sẽ nắm giữ 49% vốn điều lệ của In Tài chính sau cổ phần hóa. Ngoài việc đấu giá công khai 47,24% vốn ra công chúng, In Tài Chính sẽ đấu giá thêm 3,76% vốn cho CBCNV.
Công ty TNHH MTV In Tài chính là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính với hoạt động kinh doanh chính là in ấn các loại ấn chỉ có giá, các loại biên lai, hoá đơn tài chính, tem thuế biểu mẫu… Ngoài ra Công ty cũng in ấn thêm các loại sách báo, tạp chí, lịch, hộp, và các tài liệu khác tuy nhiên số lượng không nhiều.
Công ty cho biết từ năm 2013 do chính sách nhà nước thay đổi, việc in hoá đơn, các ấn chỉ có giá không còn in tập trung mà được mở rộng nên công ty dần mất lợi thế trong kinh doanh. Cùng với đó, phương tiện, thiết bị phần lớn phục vụ in hoá đơn và các ấn chỉ có giá và được đầu tư từ nhiều năm trước hiện tại đã hết khấu hao và phải thay thế sửa chưa thường xuyên… khiến In Tài chính gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các đối thu khi thực hiện các hợp đồng In các loại sách báo, tạp chí, lịch, hộp, và các tài liệu khác.
Theo báo cáo kiểm toán năm 2014, tổng doanh thu Công ty đạt 208,15 tỷ đồng, giảm 6,78% so với năm trước đó và lợi nhuận sau thuế 19,82 tỷ đồng, giảm 23,62% so với năm trước.
Công ty hiện đang được giao quyền sử dụng 3 lô đất tại Hà Nội, thành phố HCM với diện tích khá lớn gồm hai lô đất tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh và lô đất tại Nghĩa Tân, quận Cầu giấy, Hà Nội và cũng là trụ sở của công ty.
Video đang HOT
Lô đất này được Bộ Tài chính cấp đất theo Giấy uỷ quyền sử dụng đất và hiện có tài sản trên đất đang sử dụng bao gồm: Tòa nhà văn phòng Công ty, Nhà xưởng sản suất, Nhà kho, Nhà xe và sân bãi.
Lô đất tại Khu công nghiệp Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh được In Tài chính nhận
chuyển nhượng từ Công ty CP Cơ khí điện Lữ Gia từ năm 2008 và được sử dụng đến ngày 17/06/2047. Công ty đã thực hiện sửa chữa, cải tạo lại văn phòng, nhà xưởng từ năm 2010 và giao cho Chi nhánh sử dụng. Hiện tại, Chi nhánh đang sử dụng làm Văn phòng Chi nhánh, Xưởng sản xuất và Nhà kho.
Lô đất tại số 132 đường Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh cũng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 15/08/2011. Công ty được sử dụng tới năm 2056. Hiện tại, tài sản trên đất bao gồm: tòa nhà văn phòng cho thuê 8 tầng, một nhà xưởng sản xuất không sử dụng, một nhà ăn bếp không sử dụng.
Phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào 8 giờ 30 phút ngày 26/10/2015 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. NĐT có thể nộp tiền mua cổ phần từ ngày 27/10/2015 đến 16 giờ 00 phút ngày 05/11/2015.
Theo_NDH
Sắp xếp đổi mới nông trường không khéo lại đi vào "vết xe đổ"
Thực tế cho thấy viêc đổi mới sắp xếp của các nông lâm trường ở Nghê An có thể lại đi vào "vết xe đổ" trước đó.
Những vườn chè bạt ngàn xanh tươi dưới nắng vàng ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An cho thấy cây chè có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân địa phương.
Gia đình anh Nguyễn Gia Tuyên, Xóm Điện Biên, xã Hạnh Lâm đang sinh sống và canh tác trên diện tích 1,2 ha. Trong đó, 0,5 ha đang được gia đình anh trồng chè và mang lại hiệu quả kinh tế khá, diện tích còn dùng để xây nhà ở và dành cho chăn nuôi.
Tuy nhiên, anh Nguyễn Gia Tuyên cho biết, toàn bộ diện tích đất anh đang sử dụng lại thuộc quyền quản lý và sử dụng của xí nghiệp chè Hạnh Lâm thuộc công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Chè Nghệ An. Không chỉ gia đình anh mà toàn bộ 65 hộ ở xóm Điện Biên, xã Hạnh Lâm đều đang sản xuất và xây nhà ở trên diện tích đất được giao cho xí nghiệp chè Hạnh Lâm quản lý và sử dụng.
"Tất cả các gia đình trong xóm đều trồng chè và xây nhà ở lâu rồi. Đất thì nhận khoán của xí nghiệp chè, danh nghĩa là như vậy nhưng chúng tôi ở trên đất này đã lâu, 2-3 đời rồi," anh Tuyên nói.
Sắp xếp đổi mới nông trường không khéo lại đi vào "vết xe đổ".
Tại sao đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của xí nghiệp chè Hạnh Lâm lại bị người dân chiếm dụng như vậy?
Ông Phạm Ngọc Châu, giám đốc xí nghiệp chè Hạnh Lâm, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Chè Nghệ An cho biết, xí nghiệp Hạnh Lâm được giao quản lý và sử dụng hơn 1.900 ha đất. Trong đó, có 600 ha là đất trồng chè, còn lại là núi đá và đất xây dựng công trình. Và 600 ha đất trồng chè đã giao khoán cho 800 hộ theo hình thức 135.
Xí nghiệp giao đất cho người dân, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vật tư nông nghiệp sản phẩm.... Người được giao khoán phải bán lại sản phẩm cho chè tươi cho xí nghiệp. Tuy nhiên, toàn bộ 800 hộ mà trong đó có xóm Điện Biên không bán chè cho xí nghiệp, mà bán tự do trên thị trường.
"Chúng tôi giao đất cho người dân trồng chè, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón... theo Nghị định 135 của Chính phủ, và người dân phải bán chè cho chúng tôi chế biến. Tuy nhiên, đã từ lâu, người dân không bán chè cho xí nghiệp, gây khó khăn cho hoạt động chế biến chè của xí nghiệp," ông Phạm Ngọc Châu than thở.
Hoàn cảnh còn bi đát hơn xí nghiệp chè Hạnh Lâm đang hoạt động cầm chừng, xí nghiệp chè Thanh Mai đã đóng cửa hơn 1 năm nay vì không có nguyên liệu chế biến. Khoảng 600 ha đất trồng chè của xí nghiệp chè Thanh Mai cũng đã giao khoán theo hình thức 135 cho khoảng 400 hộ dân địa phương nhưng không có 1 hộ nào bán sản phẩm cho xí nghiệp.
Người dân phá hợp đồng giao khoán, bán nguyên liệu chè cho tư thương bởi giá mà tư thương đưa ra luôn cao hơn giá bán cho xí nghiệp.
Ông Trần Quốc Khánh, Giám đốc xí nghiệp chè Thanh Mai chua chát: "Không thể ép người dân bán nguyên liệu chè cho xí nghiệp theo giá của xí nghiệp, cũng không thể thu hồi đất đã giao khoán cho người dân".
Vậy là cả 2 xí nghiệp chè Thanh Mai và Hạnh Lâm được giao quyền quản lý và sử dụng đất đã không còn thực quyền sử dụng nhiều năm nay. Người dân địa phương chưa được giao quyền sử dụng, hay nói cách khác là chưa có sổ đỏ thì lại có thực quyền sử dụng. Qua khảo sát, tình trạng này không chỉ diễn ra ở 2 xí nghiệp Thanh Mai và Hạnh Lâm mà diễn ra phổ biến ở hơn 4.300 ha được giao cho công ty chè Nghệ An.
Thực hiện nghị quyết 30 ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, Nghị định 118 của Chính phủ và Thông tư 02 của Bộ NN & PTNT ngày 21/1/2015 về tiếp tục sắp xếp đổi mới nông lâm trường quốc doanh, ông Hồ Viết An, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển chè Nghệ An băn khoăn: Cổ phần hóa là phương án đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt. Tuy nhiên, khi tiến hành cổ phần hóa lợi ích của người dân trồng chè sẽ được xem xét như thế nào?
Về nguyên tắc, cổ phần hóa thì người dân đang nhận giao khoán đất của xí nghiệp sẽ tham gia mua cổ phần để trở thành cổ đông, tiếp tục sản xuất trên diện tích ấy hoặc người dân phải ký lại hợp đồng giao khoán với công ty và buộc phải bán sản phẩm cho các xí nghiệp để các xí nghiệp chế biến.
Thế nhưng, làm sao người dân địa phương có thể bỏ tiền mua cổ phần, trở thành cổ đông của công ty để tiếp tục sản xuất trên diện tích đất mà họ đã xem là của họ. Khi ấy, mâu thuẫn đất đai giữa nông trường và người dân địa phương không những không giải quyết được mà còn có thế bùng nổ xung đột, gây mất an ninh chính trị ở địa phương.
Tự "soi gương" để tự đổi mới sắp xếp là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "bình mới rượu cũ" của cuộc đổi mới sắp xếp nông lâm trường hơn 10 năm trước. Thế nhưng, thực tế cho thấy đổi mới sắp xếp của các nông lâm trường lần này rất có thể lại đi vào "vết xe đổ" trước đó.
Nông trường chè Nghệ An được giao quản lý và sử dụng hơn 4.300 ha đất, sau nhiều lần sắp xếp đổi mới, hiệu quả sử dụng diện tích đất được giao vẫn còn thấp, tình trạng tranh chấp đất đai giữa nông trường và người dân không những chưa được giải quyết mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 30 "tiếp tục đổi mới sắp xếp nông lâm trường" với mục tiêu giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại của nông lâm trường quốc doanh mà nhất là tình trạng tranh chấp đất đai giữa nông lâm trường với người dân địa phương. Tuy nhiên, thực tế triển khai sắp xếp đổi mới ở nông trường chè Nghệ An cho thấy, mâu thuẫn đất đai giữa người dân với nông trường không chỉ chưa thể giải quyết mà có thể còn dẫn đến xung đột ở mức độ cao hơn./.
Lê Bình
Theo_VOV
Những tuyên bố quan trọng của ông Putin về các "điểm nóng" hiện nay Ngày 28/9 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc bài phát biểu từ bục diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngày 28/9 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đọc bài phát biểu từ bục diễn đàn của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Sputnik đã chuẩn bị danh sách những phát biểu quan trọng nhất của nguyên thủ...