iPhone 7 qua sử dụng về nhiều, người dùng vẫn thờ ơ
Mức giá cao của iPhone 7 qua sử dụng (khoảng 13,5 triệu) được xem là nguyên nhân chính khiến nó không hút khách.
Bắt đầu xuất hiện từ tháng 11 nhưng phải đến thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1, iPhone 7 qua sử dụng mới về nước với số lượng lớn. Các cửa hàng cho biết, lượng hàng khá dồi dào, màu sắc phong phú nhưng họ chủ yếu chọn nhập bản 32 GB, bởi bản dung lượng lớn có giá cao, khó bán.
Một chiếc iPhone 7 qua sử dụng bản 32 GB được bán với giá khoảng 13,5 triệu đồng, thấp hơn 2 triệu so với máy mới 100%. Những chiếc máy này có ngoại hình còn mới, gần như không bị trầy xước, có máy chỉ sạc 1-2 lần.
iPhone 7 qua sử dụng có ngoại hình đẹp, nhiều máy chỉ sạc 1-2 lần, giá bán hiện ở mức 13,5 triệu đồng. Ảnh: Thành Duy.
Tuy nhiên, không giống với các mẫu như iPhone 6, 6 Plus hay 6s, iPhone 7 qua sử dụng bán khá chậm. Nhiều cửa hàng cho biết họ nhập iPhone 7 qua sử dụng và iPhone 7 khóa mạng về bán chủ yếu cho đủ mã hàng chứ không kỳ vọng doanh số cao.
“Mức chênh không lớn so với hàng mới, trong khi máy là hàng qua sử dụng, lại không fullbox (thuật ngữ chỉ máy đầy đủ hộp, phụ kiện) nên iPhone 7 cũ hiện chưa hút khách”, anh Tuấn Anh – nhân viên kinh doanh một cửa hàng ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ.
Theo anh này, người dùng hỏi thăm khá nhiều về iPhone 7 Plus qua sử dụng. Tuy nhiên, các cửa hàng gần như không dám nhập về sản phẩm này. “Một chiếc iPhone 7 Plus 128 GB qua sử dụng đem về phải bán với giá khoảng 19 triệu mới có lãi. Trong khi đó, bỏ thêm 2 triệu, khách đã có thể mua máy mới 100%”, anh này giải thích.
Video đang HOT
Ở thời điểm trước Tết âm lịch một tháng, doanh số iPhone tại các cửa hàng đang khá tốt. iPhone 7 hiện có giá khoảng 15,5 triệu đồng, iPhone 7 Plus khoảng hơn 19 triệu cho bản 32 GB. Trong khi đó, các sản phẩm như iPhone 6s, 6 hay 6 Plus liên tục giảm giá trong thời gian qua.
iPhone 6 hiện có giá khoảng 6,5 triệu đồng cho bản 16 GB qua sử dụng, iPhone 6S là hơn 8 triệu. Nếu mua máy khóa mạng, mức giá người dùng phải bỏ ra lần lượt là 5 và 6,5 triệu đồng.
Thành Duy
Theo Zing
Loạn khái niệm iPhone chính hãng ở Việt Nam
Sự thiếu minh bạch của các trang thương mại điện tử cùng với sự đa dạng nguồn hàng của nhà phân phối khiến nhiều người mua iPhone qua mạng nhầm lẫn tai hại.
Trong những ngày qua, nhiều người dùng phản ánh việc đặt mua iPhone 6S, iPhone 7 được rao "chính hãng" qua mạng, nhưng đến khi nhận, trên máy lại ghi mã ZP/AA, B/A... chứ không phải mã VN/A - model dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Nói với Zing.vn, khách hàng L.T cho biết anh đặt mua iPhone 7 32 GB trên hệ thống của Adayroi. Trang này ghi "hàng chính hãng FPT" và được bảo hành tại tất cả các FPT Shop trên toàn quốc. Nhưng đến khi anh T mang đến FPT Shop, nhân viên cửa hàng từ chối tiếp nhận bảo hành và hướng dẫn khách hàng mang máy đến trung tâm bảo hành uỷ quyền của Apple.
Điều đáng chú ý là iPhone của anh T là mã ZP/A (từ thị trường Hong Kong), không phải máy mã VN/A bán chính hãng ở Việt Nam.
Thông tin đăng bán iPhone 7 "chính hãng từ FPT", do nhà phân phối FPT Trading bán ra, nhưng lại chú thích "bảo hành tại FPT Shop".
Trao đổi với Zing.vn, đại diện FPT Shop cho biết họ chỉ bán máy tại cửa hàng và trên trang web của hệ thống, không bán máy tại bất kỳ trang nào khác. FPT Shop chỉ nhận bảo hành, sửa chữa máy do chính hệ thống này bán ra.
Trong khi đó, đại diện của Adayroi cho biết đây là nhầm lẫn về mặt nội dung trên website. Hệ thống này sẽ rà soát lại các bài đăng bán iPhone 7 và chú thích rõ nguồn gốc, loại hàng, nơi bảo hành để khách hàng không bị nhầm lẫn. Với những khách muốn mua hàng chính hãng dành cho Việt Nam (mã VN/A) nhưng đặt nhầm hàng mang mã từ thị trường khác, Adayroi sẽ tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết.
Trái với FPT Shop và Adayroi, nhà phân phối FPT Trading không bình luận gì về vụ việc.
Nhập nhằng khái niệm 'chính hãng'
Từ cuối năm 2015, trường hợp tương tự cũng diễn ra tại nhiều nhà bán lẻ với mẫu sản phẩm iPhone 5S. Khi đó, các hệ thống như Thế Giới Di Động, FPT Shop cũng từng nhập về những lô hàng từ nhiều nguồn, nhiều tên mã khác nhau, nhưng đều áp dụng chế độ bảo hành tương tự máy chính hãng VN/A.
Cơ cấu phân phối nguồn hàng iPhone ở Việt Nam. Ảnh: Duy Tín.
Về bản chất, khái niệm "chính hãng" tại Việt Nam đang được hiểu theo một cách mập mờ, gây nhầm lẫn. Trên thực tế, dù là máy xách tay, nhập khẩu từ thị trường khác hay máy dành cho thị trường Việt Nam đều do Apple sản xuất, chất lượng đều tương đương nhau.
Tuy nhiên, để tương thích với từng thị trường, Apple tạo ra một số khác biệt, chẳng hạn như iPhone phiên bản Nhật (mã J) thường không thể tắt âm camera nhằm tránh chụp lén, iPhone từ Mỹ (mã LL) thường có cục sạc vuông, nhỏ, chân dẹt. Trong khi đó, iPhone cho Việt Nam (mã VN/A) và hầu hết các máy từ châu Âu dùng củ sạc dẹt, hai chấu tròn. iPhone từ Singapore có củ sạc ba chân.
Theo cách hiểu "truyền thống" của người tiêu dùng Việt, máy chính hãng là do đại diện của hãng tại Việt Nam bán ra thông qua các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop...Trong trường hợp của iPhone, máy chính hãng tại Việt Nam có thể hiểu là iPhone mang mã VN/A, nhập trực tiếp từ Apple.
Để xác định iPhone đang sử dụng là hàng chính hãng hay không, người dùng có thể vào Settings (cài đặt)> General (chung)> About (giới thiệu)> Model (kiểu máy).
Khác biệt cơ bản giữa các loại hàng iPhone ở Việt Nam.
Trong khi đó, các máy từ FPT Trading (bán ra bởi các hệ thống nhỏ lẻ, trang mua sắm trực tuyến) không mang mã VN/A, có thể gọi là hàng nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. Theo nhà phân phối này, họ bảo hành iPhone tương đương máy chính hãng.
Duy Tín
Theo Zing
Xuống mức 13 triệu, iPhone 7 khóa mạng bắt đầu hút khách iPhone 7 khóa mạng các bản 128 và 256 GB hiện có giá khoảng 13-14 triệu đồng, thấp hơn 5-6 triệu so với máy quốc tế cùng dung lượng. Sau giai đoạn thăm dò ban đầu, iPhone 7 khóa mạng bắt đầu về nước rầm rộ trong những ngày cuối tháng 11. So với trước đây, giá bán của máy khóa mạng cũng...