iPhone 4 giá siêu rẻ, có nên mua?
Chẳng có lý do gì mà những chiếc điện thoại như iPhone 4 mới tinh có giá chỉ vài triệu đồng, Nokia E72 lại được rao bán trên mạng chưa tới 2 triệu đồng với chú thích đi kèm, còn mới tới 99% nếu nó không là hàng giả, hàng nhái.
Đó là một trong những chiêu bẫy mua “dế” trên mạng mà người dùng rất có thể mắc phải hiện nay.
Martphone hàng “khủng” giá lại quá mềm
Với những thông tin được rao bán trên mạng, nếu bạn cảm thấy giá của một chiếc điện thoại quá rẻ so với giá trị thực của nó, thì ngay lập tức phải kiểm tra lại, dù rằng bạn chưa được tận mắt xem sản phẩm đó dài méo thể nào.
Vì chẳng có lý do gì mà những chiếc điện thoại “xịn” như iPhone 4 lại có giá chỉ vài triệu đồng, Nokia E72 lại được rao bán trên mạng chưa tới 2 triệu đồng với chú thích đi kèm, còn mới 100% nếu nó không là hàng giả, hàng nhái. Trừ trường hợp, người rao bán thừa nhận ngay từ đầu, đây chỉ là “dế” hàng Trung Quốc, nhái thương hiệu xịn mà thôi.
Theo thống kê, trong số những thương hiệu di động hiện nay, dòng điện thoại của Nokia là bị làm giả nhiều nhất sau đó là tới iPhone. Tuy nhiên, không phải dòng nào cũng có thể làm giả tinh vi tới mức người dùng không nhận ra. Và tất nhiên, chả tội gì làm giả, làm nhái những điện thoại giá rẻ. Chỉ cái công cũng như linh kiện cần thiết chế tác ra nó đã mất kha khá tiền rồi, đừng mơ có lãi.
Có thể liệt kê ra một danh sách những “dế” hay bị làm giả dưới đây: Nokia E71, Nokia E72, Nokia N96, Nokia N81, Nokia N8, Nokia X6, các dòng Nokia 8800 Nokia C7… Điện thoại giả, nhái cũng không từ các những “siêu phẩm” của quả táo khuyết Apple như iPhone 3G, iPhone 4, iPhone 4..
Đừng vội tin những mẩu rao vặt
Kinh nghiệm mua bán trên các trang mạng online cho thấy, không nên quá tin tưởng và kỳ vọng vào những mẩu tin rao vặt xuất hiện trên mạng hiện nay nếu bạn không có cách kiểm tra nguồn.
Có thể nói, với những thông tin rao vặt lừa bán điện thoại giả, người ta thường đưa ra nội dung rất chung chung như hàng chính hãng, máy còn mới tới 99% cho những chiếc Nokia. Còn với iPhone, thông tin được đưa ra là phiên bản quốc tế nhưng được xách tay từ nước ngoài.
Video đang HOT
Bạn nên nhớ, các phiên bản iPhone quốc tế xách tay từ nước ngoài, hầu hết đều phải unlock thì mới sử dụng được. Chỉ có những chiếc điện thoại giả, “made in” từ Trung Quốc mới chả cần bẻ khóa gì vẫn cứ dùng được ngày vì làm gì có hãng điện thoại giả, nhái có phiên bản khóa mạng đâu.
Để kiểm chứng mức độ tin cậy các nguồn thông tin về “dế”, bạn có thể nhờ Google kiểm tra các nguồn tin đăng trên mạng về quảng cáo rao vặt bán điện thoại. Nếu như gõ vào cùng một nội dung, chẳng hạn số điện thoại và địa chỉ của người bán rồi search trên Google, sau đó bạn tìm được tới vài chục, thậm chí vài trăm kết quả từ các trang rao vặt khác nhau, thì cần phải xem xét lại.
Một giao dịch như vậy không phải tính toán nhiều, bạn có thể từ bỏ ngay mà không có gì phải tiếc rẻ. Kinh nghiệm cho thấy, khó có thể tin tưởng những thông tin như vậy là nghiêm túc. Kể ra mà nói, nhiều nguồn rao bán một lúc sẽ giúp việc bán đi một chiếc điện thoại được tiến hành nhanh chóng, dễ dàng hơn, nhưng phần đa, đó là những thông tin hoàn toàn không nên tin cậy.
Nếu có ý định muốn bán điện thoại thực sự, hầu hết những người đăng tin rao vặt chỉ cần gửi tới một vài nguồn mà thôi. Hiện nay, ngay bản thân quản trị các trang web có nội dung rao vặt, quảng cáo miễn phí cũng khó có thể kiểm soát được độ tin cậy mà người ta gửi tới.
Trừ những tin được đăng lên phải trả một khoản phí nào đó thì mức độ chính xác có vẻ cao hơn. Còn với web đăng miễn phí, không một ai có thể bảo đảm cho bạn rằng đó là những giao dịch có thể tin tưởng được. Và hãy cảnh giác, thận trọng với những nguồn tin rao vặt bán “dế”, kiểm tra bằng nhiều nguồn khác nhau trước khi ra quyết định có nên mua qua mạng là điều bạn rất nên làm.
Theo vietbao
Kiếm tiền "khủng" từ nghề viết ứng dụng trên mạng xã hội
Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này rất lớn.
Chỉ riêng mạng xã hội Zing Me, doanh thu ứng dụng hàng tháng đã lên đến 100 tỷ đồng và khoảng 1 triệu người dùng sẵn sàng "rút ví" mua ứng dụng. Điều đó cho thấy, nghề viết ứng dụng trên mạng xã hội đang là "cơ hội vàng" cho các lập trình viên kiếm tiền.
Thị trường màu mỡ...
Với hơn 12 triệu người đang sử dụng mạng xã hội (chiếm gần 60% người dùng Internet ở Việt Nam), ứng dụng trên mạng xã hội là thị trường màu mỡ cho các nhà cung cấp nội dung lẫn các lập trình viên. Theo thống kê của Vinasa, mỗi năm cả nước có 100 ngàn lập trình viên mới ra trường, cộng với nguồn nhân lực sẵn có đang hoạt động thì đây sẽ là thị trường giàu tiềm năng.
Ông Nguyễn Văn Đức Trọng - Giám đốc phát triển kinh doanh của Zing cho biết: doanh thu hàng tháng mà các ứng dụng đang chạy trên mạng xã hội Zing Me đạt đến con số 100 tỷ đồng và khoảng 1 triệu người trên Zing Me chịu chi trả cho những ứng dụng trên mạng xã hội. "Đây là con số khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này", ông Trọng nhận định.
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng trên mạng xã hội khá đa dạng, không chỉ dừng lại ở các ứng dụng trò chơi như thời kỳ ban đầu mà còn yêu thích nhiều ứng dụng tiện ích khác như nghe nhạc, xem phim, học tiếng Anh, chia sẻ tập tin, đọc sách trực tuyến...
Bên cạnh đó, khi fanpage trên mạng xã hội dần trở thành kênh truyền thông, quảng bá, kinh doanh của các nhãn hàng thì một loại ứng dụng mới phát sinh được gắn trực tiếp vào fanpage phục vụ cho các nhu cầu của doanh nghiệp như bán vé, tổ chức quay số trúng thưởng, nhận quà... (tạm gọi là ứng dụng kinh doanh) cũng xuất hiện. Theo ông Trọng, trên Zing Me hiện có gần 400 doanh nghiệp hoạt động và nhu cầu viết ứng dụng để phục vụ cho thị trường này cũng rất lớn.
Nhiều mạng xã hội như Zing Me, Go.vn, Facebook đã triển khai chiến lược nền tảng mở, công khai các hàm API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà phát triển ứng dụng để cùng viết ứng dụng và chia sẻ doanh thu. Một số mạng trong nước như Zing Me còn cung cấp API cho việc lập trình ứng dụng trên nền tảng di động như iOS, Android.
Nếu như tỷ lệ ăn chia của nhà mạng là 70/30 (70% doanh thu nghiêng về các nhà phát triển ứng dụng hoặc 50/50 tùy thuộc vào tính chất độc quyền của ứng dụng) thì trên một số mạng trong nước như Zing Me, do nhu cầu phát triển tập khách hàng, nhà phát triển ứng dụng có thể đạt được tỷ lệ doanh thu lớn hơn 70% nếu ứng dụng viết ra có ích cho khách hàng của họ.
Bên cạnh đó, các mạng xã hội trong nước còn có kênh thanh toán, kênh truyền thông riêng rất tiện lợi cho các nhà phát triển ứng dụng trong việc quảng bá hay thu tiền từ người dùng.
...nhưng khai thác còn "khiêm tốn"
Nhu cầu sử dụng ứng dụng của người dùng mạng xã hội rất lớn nhưng số lượng ứng dụng đáp ứng được nhu cầu trên lại là con số khiêm tốn. Trong 94 ứng dụng trên Zing Me, chỉ có khoảng 25% là của Việt Nam. Trên các mạng xã hội như Facebook, số lượng ứng dụng "made in Vietnam" mang đến nguồn thu khá nhỏ cho các nhà lập trình.
Nhiều ý kiến cho rằng các lập trình viên Việt Nam thiếu ý tưởng trong việc phát triển ứng dụng mới. Điều này cũng chưa chính xác, theo ông Nguyễn Minh Tú - Giám đốc kỹ thuật của Zing, chúng ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách tham khảo trên Internet hoặc quan sát thực tiễn cuộc sống xung quanh.
Ông Tú nhận xét, các lập trình viên Việt Nam có vẻ thiếu tự tin khi mang ứng dụng ra cạnh tranh trên thị trường. Họ e ngại tình trạng "cá lớn nuốt cá bé" khi đưa ứng dụng lên một nền tảng nào đó rồi bị chính chủ nền tảng đưa ra một ứng dụng tương tự để cạnh tranh không lành mạnh. Tâm lý này là rào cản lớn để các lập trình viên mạnh dạn đưa "sản phẩm trí tuệ" lên các mạng xã hội để kinh doanh.
Vấn đề thứ hai nằm ở kinh nghiệm vận hành ứng dụng. Rất nhiều ứng dụng ngay ngày đầu tiên ra mắt đã gặp phải tình trạng quá tải khi chạy trên nền tảng đông người dùng và kết quả là người dùng không quay lại với ứng dụng vào những lần sau.
Đừng bỏ lỡ cơ hội
Ở thời điểm hiện nay, nhà cung cấp mạng xã hội Zing Me khá nhanh nhạy trong việc tăng cường đối thoại với các nhà phát triển ứng dụng, lập trình viên thông qua nhiều buổi gặp gỡ, tọa đàm trực tiếp.
Theo ông Trọng, Zing Me sẵn sàng mở cửa một cách công bằng cho các nhà phát triển ứng dụng chạy trên nền tảng mạng xã hội này, không phân biệt đó là ứng dụng được phát triển bởi công ty "đối thủ". Ông Trọng chia sẻ 4 nguyên tắc để phát triển ứng dụng trên Zing Me hiệu quả. Thứ nhất, các lập trình viên không nhất thiết chỉ phát triển ứng dụng trò chơi vì nhu cầu ứng dụng trên mạng xã hội rất đa dạng và các ứng dụng trò chơi luôn chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những nhà phát hành lâu năm. Thứ hai, lập trình viên phải biết chớp lấy thời cơ và đưa ra ứng dụng càng sớm càng tốt để đón đầu thị hiếu. Thứ ba, nhà phát triển ứng dụng đừng bỏ qua nền tảng di động vì tập người dùng này khá quen thuộc với việc trả tiền. Điều quan trọng cuối cùng là ứng dụng phải hoạt động ổn định và có khả năng tiếp nhận hàng chục ngàn người sử dụng cùng một lúc.
Từ nhu cầu thị trường, viết ứng dụng trên mạng xã hội là mô hình kinh doanh mới mà các nhà phát triển nên chú trọng. Bên cạnh đó, bản thân các lập trình viên cần phải tự tìm hiểu về thị trường cũng như công nghệ mới để khai thác lĩnh vực màu mỡ này.
Theo vietbao
"Rửa hận" bằng ảnh chế trên mạng Nhiều người đã lợi dụng ảnh chế để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. (Ảnh minh họa) Khi Internet trở thành công cụ truyền thông phổ biến với độ phát tán rất nhanh thì cũng xuất hiện nhiều người lợi dụng nó vào mục đích cá nhân. Diễn đàn mạng trở thành nơi đấu tố bằng... ảnh chế Trong một...