Into the Spider-Verse chiêu mộ thành công Spider-Woman
Người Nhện Nữ sẽ xuất hiện trong phần 2 của bom tấn ăn khách 2018.
Cuối cùng chúng ta cũng đã nhận được thêm một số tin tức về phần tiếp theo của bộ phim ăn khách năm 2018, Spider-Man: Into the Spider-Verse. Tờ Hollywood Reporter vừa tiết lộ rằng Issa Rae sẽ tham gia sản xuất trong bộ phim sắp tới, người được biết đến nhiều nhất qua phim hài truyền hình Insecure của đài HBO. Đây là sự bổ sung đầu tiên cho dàn diễn viên cùng Miles Morales của Shameik Moore, cũng như Spider-Gwen do Hailee Steinfeld đảm nhiệm.
Cốt truyện vẫn được giữ kín nhưng Issa được cho là sẽ lồng tiếng Jessica Drew, Spider-Woman nổi tiếng.
Spider-Woman hiện đang là chủ đề khá nóng bỏng vì dự án của nữ anh hùng cũng được Sony triển khai. Gần đây hãng phim đã thuê Olivia Wilde để sản xuất bộ phim thậm chí có thể trở thành một phần của Vũ trụ Điện ảnh Marvel.
Tại sao đa vũ trụ là tương lai của dòng phim siêu anh hùng?
Được cả DC Films lẫn Marvel Studios hướng đến trong các tác phẩm sắp tới, khái niệm đa vũ trụ (multiverse) sẽ đóng vai trò rất quan trọng ở thể loại siêu anh hùng.
Đa vũ trụ là gì?
Đa vũ trụ thực chất là một giả thuyết khoa học về sự tồn tại song song của các vũ trụ khác nhau. Ở mỗi nơi sẽ có một lịch sử hay bối cảnh riêng biệt, do từng quyết định khác nhau của tạo hóa và cả con người. Nhờ đặc điểm này, các hãng truyện tranh từ lâu đã áp dụng đa vũ trụ để người họa sĩ thoải mái sáng tạo dựa trên những nhân vật quen thuộc.
Spider-Man: Into the Spider-Verse - tác phẩm xoay quanh đa vũ trụ Người Nhện - từng giành giải Phim hoạt hình xuất sắc tại Oscar 2019. Ảnh: Sony.
Khái niệm từng nhiều lần xuất hiện trong các bộ phim trước đây, như ở The One (2001), Star Trek (2009) hay Cohenrence (2013). Tuy nhiên, bởi độ phức tạp của câu chuyện cùng số lượng nhân vật khổng lồ, dòng phim siêu anh hùng trước đây tỏ ra còn e dè với đa vũ trụ.
Video đang HOT
Trong quá khứ, đội ngũ nhà sản xuất của thể loại mới chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hoạt hình, như Justice League: Crisis on Two Earths (2010), Teen Titans Go! vs. Teen Titans (2019) và nổi tiếng nhất là Spider-Man: Into the Spider-Verse (2018).
Các hãng phim đang chạy đà cho đa vũ trụ
Trong khoảng hơn một thập kỷ qua, khán giả chứng kiến sự bùng nổ của các vũ trụ chia sẻ (shared universe), mà điển hình là thành công của Marvel Cinematic Universe (MCU - Vũ trụ Điện ảnh Marvel). Các thương hiệu giải trí cố gắng tập hợp hàng loạt nhân vật có tên tuổi từ trước vào trong nhiều tác phẩm mang tính gắn kết chặt chẽ, trước khi cho họ bùng nổ ở một dự án chung.
Qua đó, khán giả phải đầu tư thời gian tìm hiểu và bắt đầu quan tâm đến những nhân vật ít tiếng tăm hơn. Đây là công thức từng giúp các siêu anh hùng hạng B của truyện tranh Marvel thu về hàng tỷ USD, mà Iron Man là điển hình. Dĩ nhiên, các hãng phim không nghĩ ra ý tưởng vũ trụ chia sẻ, mà chuyển thể trực tiếp từ nguyên tác truyện tranh.
Khái niệm vũ trụ chia sẻ đã dần đi vào lối mòn sau 10 năm. Marvel Studios là hãng phim thành công nhất với chiến lược này.
Trên thực tế, việc tập hợp hợp nhiều nhân vật tên tuổi vào cùng một dự án có nguồn gốc từ tận những năm 1930 với dòng phim quái vật của Universal. Song, những màn kết hợp trên cả điện ảnh lẫn truyền hình này không thực sự gây được tiếng vang lớn cho đến khi Marvel Studios nhảy vào cuộc chơi.
Từ đây, nhiều hãng phim lớn bắt đầu học tập theo mô hình này, như DCEU (Vũ trụ mở rộng DC), Dark Universe (Vũ trụ Đen tối), Vũ trụ Valiant với Bloodshot (2020) mở đầu, hay thậm chí là Vũ trụ Điện ảnh Hasbro với Transformers và G.I. Joe . Có người thành công, nhưng kẻ thất bại của chẳng ít. Trải qua thời gian, sự xuất hiện ồ ạt khiến các vũ trụ điện ảnh không còn gây nhiều bất ngờ, đồng thời tiềm ẩn rủi ro lớn.
Thời gian gần đây, các hãng phim bắt đầu bước vào cuộc đua mới mang tên đa vũ trụ. Khái niệm này từng xuất hiện không chính thức trong Avengers: Endgame (2019) khi các siêu anh hùng tưởng như du hành thời gian, nhưng thực tế đến các vũ trụ song song để thu thập Đá Vô cực. Hãng tiếp tục tung hỏa mù khi các trailer của Spider-Man: Far from Home (2019) cho thấy Quentin Beck/Mysterio (Jake Gyllenhaal) đến từ một vũ trụ khác, nhưng thực chất không phải.
Sắp tới, đa vũ trụ được Marvel Studios khai thác cụ thể thông qua loạt phim hoạt hình What If...?. Tác phẩm theo chân nhân vật Watcher (Jeffrey Wright) chuyên quan sát các thế giới song song. WandaVision , Loki và Doctor Strange in the Multiverse of Madness (2022) cũng là những tác phẩm liên quan đến khái niệm đa vũ trụ như chia sẻ của hãng phim.
WandaVision khơi gợi khái niệm multiverse một cách cụ thể trong MCU nhờ sự xuất hiện đầy bất ngờ của Pietro Maximoff phiên bản trong X-Men do Evan Peters thể hiện.
Trong khi đó, DC Films cũng kịp chạy theo xu hướng với sự kiện Crisis on Infinite Earths thuộc Arrowverse của đài CW. Sắp tới, The Flash của hãng cũng sẽ khai thác đề tài qua sự kiện Flashpoint với nhiều phiên bản Batman khác nhau của Michael Keaton, Ben Affleck (và có thể cả Robert Pattinson).
Điều thú vị là hãng phim cũng từng để hai phiên bản The Flash của Erza Miller và Grant Gustin chạm mặt trong Crisis on Infinite Earths .
Đa vũ trụ là tương lai của dòng siêu anh hùng và phim ảnh
Đa vũ trụ sẽ khắc phục rất nhiều điểm yếu của các bom tấn siêu anh hùng ở thời điểm hiện tại. Trong thời đại mà người hâm mộ bị ám ảnh bởi tính liên tục và kết nối trong vũ trụ điện ảnh, khái niệm sẽ giúp "cỗ máy làm phim" vận hành một cách trơn tru.
Không phải ngẫu nhiên mà Marvel Studios lại giới thiệu đa vũ trụ ngay khi nhóm Avengers đời đầu chia tay thương hiệu. Cụ thể, một vũ trụ chia sẻ cho phép nhiều nhân vật khác nhau kết hợp lại trong cùng một tác phẩm. Song, họ vẫn bị giới hạn bởi tuổi tác của diễn viên hay những mâu thuẫn hậu trường.
Dù Tom Holland mới đây lên tiếng phủ nhận, nhiều người vẫn tin rằng ba phiên bản Người Nhện sẽ cùng xuất hiện trong Spider-Man 3 thuộc MCU.
Trong khi đó, một đa vũ trụ sẽ khai thác tiềm năng vô hạn của nhân vật với lượng fan đông đảo. Điều này thể hiện rõ rệt nhất ở tin đồn rằng Tobey Maguire và Andrew Garfield có thể cùng trở lại với vai Người Nhện bên cạnh Tom Holland trong Spider-Man 3 và khiến cả cộng đồng dậy sóng.
Với đa vũ trụ, các hãng phim có thể tự do tái khởi động thương hiệu hay lựa chọn diễn viên mới mà không cần quan tâm tới tính liên tục. Chẳng hạn, Marvel Studios giờ chẳng lo việc Tony Stark sẽ biến mất khi Robert Downey Jr. kết thúc hợp đồng. Họ có thể đơn giản làm theo cách mà Quicksilver của Evan Peters xuất hiện trong WandaVision .
Đối với DC Films, đa vũ trụ cho phép họ thử nghiệm những hướng đi khác nhau. Sau thất bại của Justice League (2017), hãng lên kế hoạch thực hiện một số bộ phim độc lập như Joker (2019) và sắp tới là The Batman (2022). Doanh thu hơn 1 tỷ USD từ "gã hề" khiến Warner Bros. phát triển song song cả DCEU lẫn đa vũ trụ DC Films.
Chủ tịch Walter Hamada của DC Films từng khẳng định: "Tôi không nghĩ có ai khác từng thử điều này. Nhưng khán giả tinh tế sẽ hiểu. Nếu chúng tôi làm phim đủ hay, họ sẽ chấp nhận".
DC Films sẽ gia nhập cuộc đua multiverse với The Flash - nơi phiên bản Batman của Michael Keaton dự kiến xuất hiện.
Sự bao trùm của đa vũ trụ còn cho thấy một thay đổi cơ bản hơn trong văn hóa đại chúng. Có lý do khiến Avengers: Endgame trở thành tác phẩm điện ảnh thành công nhất mọi thời đại tại phòng vé. Đây không đơn thuần là một bộ phim, mà còn là trải nghiệm văn hóa tập thể - điều dường như xa xỉ giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành khắp toàn cầu.
Nhiều câu hỏi đã được đặt ra về tương lai của rạp chiếu phim và việc sản xuất, phân phối điện ảnh sẽ thay đổi ra sao hậu đại dịch. Trên thực tế, dịch bệnh chỉ thúc đẩy xu hướng hiển nhiên của các dịch vụ trực tuyến trở nên nhanh hơn. Universal tận dụng bối cảnh để đưa Trolls World Tour (2020) lên mạng Internet và ra rạp cùng lúc, nhưng kế hoạch vốn đã được hãng ấp ủ kể từ Tower Heist (2011).
Cuộc chiến phát hành trực tuyến vốn đã nóng lên từ lâu trước đại dịch. Một thông cáo báo chí vào tháng 10/2020 xác nhận rằng trực tuyến là "trọng tâm chính" của Disney. Cựu Chủ tịch Disney là Bob Iger từng ngụ ý rằng Disney mới là ưu tiên lớn nhất của ông hồi tháng 3/2020.
Bản thân cuộc chiến phát hành trực tuyến cũng được cho là sẽ đẩy nhanh các xu hướng khác, làm phân mảnh "văn hóa độc canh" (monoculture). Các mảng văn hóa đại chúng như MCU khó có thể bứt phá lên tầm cao mới theo cách chúng từng làm được khi chỉ có vài ba nền tảng trực tuyến và rạp chiếu phim.
Avengers: Endgame bán được khoảng 93 triệu vé. Trong khi đó, Disney vừa cán mốc 86,8 triệu lượt tài khoản đăng ký. Song, sự quan tâm của họ không chỉ dành cho Marvel Studios, mà còn chia đều cho Pixar, Star Wars hay National Geographic. Những tác phẩm như WandaVision hay Loki cũng sẽ không bao giờ được phát hành bên ngoài Disney .
What If...? sẽ là một phép thử thú vị mà Marvel Studios dành cho người hâm mộ.
Các nhà phê bình đã dành cả thập kỷ qua để nói về cái chết của "văn hóa độc canh" cùng với tập cuối của Game of Thrones hay Avengers: Endgame . Đó là khi khán giả, dù không biết hay đam mê tác phẩm, vẫn phải theo dõi để không trở thành kẻ ngoài cuộc. Lúc này đây, giao diện của một số nền tảng online mang tính cá nhân rất cao để nhắm đến đối tượng cụ thể.
Trong một thế giới lý tưởng, việc này có thể phá vỡ ý tưởng về "quy luật" và cho phép câu chuyện phim mang tính thử nghiệm và bao trùm hơn. Điều đó khuyến khích người hâm mộ giảm bớt tính định kiến dành cho các nhân vật quen thuộc và giảm sự thù địch với những cách diễn giải thay thế không giống như mong đợi.
Mặt khác, nó cũng thúc đẩy nền văn hóa đại chúng hoài cổ. Tại sao phải dừng lại ở ba Batman và Spider-Man, trong khi bạn có thể mang tới vô số phiên bản? Ngoài ra, thật hồi hộp để chờ xem liệu người hâm mộ hiện đại sẽ đón nhận hình mẫu cũ của Batman khi Michael Keaton tái xuất trong The Flash ra sao.
Doanh thu 'Fast & Furious 9' ở Trung Quốc giảm mạnh Sau khi bị đánh giá kịch bản thiếu hấp dẫn, doanh thu "Fast & Furious 9" giảm 85% so với tuần đầu ra mắt. Ngày 31/5, theo Hollywood Reporter , sau tuần đầu mở màn với 136 triệu USD, doanh thu Fast & Furious 9 giảm mạnh. Bộ phim chỉ thu về 20,8 triệu USD trong tuần thứ hai, giảm đến 85%. Hiện...