Interpol ra lệnh truy nã đỏ với Trịnh Xuân Thanh
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an đã thông tin như vậy bên hành lang Quốc hội vào sáng nay 17-11.
“Qua kiểm tra cho thấy Ban thư ký của Interpol đã ra lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh từ 29-9, sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan điều tra Việt Nam. Lệnh truy nã này là truy nã đỏ, nhiều nước đã nhận được”, Tướng Vương nói.
Theo ông Vương, Đại hội đồng Interpol là tổ chức chặt chẽ, truyền thống hoạt động đến nay đã gần 100 năm. Việt Nam gia nhập tổ chức Interpol từ năm 1991, nghĩa là được 25 năm.
Liên quan đến việc Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công an trả lời câu hỏi của đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam): “Tại sao lại để Trịnh Xuân Thanh lặng lẽ ra đi?”, ông Vương cho rằng vấn đề đại biểu Minh đặt ra ra là đúng.
Tuy nhiên theo ông không nhất thiết phải công khai trả lời câu hỏi này vì vụ án đang trong quá trình điều tra.
“Đã là điều tra đôi khi những thông tin về vụ án đưa ra sẽ bất lợi. Có những việc diễn ra tại đây nhưng chỉ một phút sau sẽ có trên mạng hết. Khi vụ án đến giai đoạn kết thúc điều tra tất cả mọi việc sẽ được làm sáng tỏ”, ông nói.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương
Video đang HOT
Tướng Vương cũng thông tin thêm, do vụ án như Trịnh Xuân Thanh không phải là chuyên án trinh sát nên không thể nói lực lượng Công an áp dụng các biện pháp liên hoàn như theo dõi, giám sát đối tượng được.
“Đây là vụ án nhận kết quả từ công tác thanh tra, kiểm tra. Khi tiếp nhận hồ sơ phải có một quá trình nghiên cứu theo quy trình giải quyết về tin báo tố giác tội phạm, cần phải có thời gian. Đó là cái khó cho lực lượng Công an”, ông Vương giải thích.
Tất cả những vấn đề trong vụ án phải xem xét, nghiên cứu trong khi sự việc xảy ra từ năm 2008 -2013.
Tổng cộng PVC có 43 công ty, trong thời điểm đó họ cùng thực hiện 67 dự án, công trình, nhiều công trình đang làm dở dang chưa quyết toán, tất cả những yếu tố đó đặt ra áp lực lớn về công tác điều tra.
Bên cạnh đó, án kinh tế với hành vi làm trái, gây hậu quả theo quy định của pháp luật phải có giám định như giám định về tài chính, kỹ thuật… nên phải có thời gian để triển khai.
Khi thông báo các thông tin liên quan đến hoạt động tội phạm nói chung trên phạm vi toàn cầu, Cơ quan Cảnh sát hình sự quốc tế thường sử dụng 6 loại lệnh truy nã có màu sắc khác nhau. Đó là màu đỏ, màu xanh lam, màu xanh lục, màu đen, màu vàng và màu da cam. Trên các lệnh truy nã này đều có in biểu tượng của Interpol.
Lệnh truy nã đỏ là quy ước truy nã phổ biến và nổi tiếng nhất trong hệ thống lệnh truy nã hiện có của Interpol và cũng là một loại giấy chứng nhận bắt giữ hình sự mang tính chất tạm thời.
Thời hạn có hiệu lực thi hành đối với một lệnh truy nã đỏ là 5 năm, nếu hết hạn thi hành mà vẫn chưa bắt được đối tượng truy nã thì Interpol lại quyết định gia hạn hiệu lực thêm 5 năm nữa cho tới khi nào bắt được đối tượng mới thôi.
Theo Trọng Phú (Pháp luật TP.HCM)
Tại sao để ông Trịnh Xuân Thanh ra đi lặng lẽ?
"Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường tiểu ngạch như ông Trịnh Xuân Thanh?".
Gần cuối phiên chất vấn chiều 16-11, đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đã thẳng thắn đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ Nội vụ và Bộ Công an trong vấn đề bổ nhiệm và "để lọt" ông Trịnh Xuân Thanh ra nước ngoài.
Trước đó, như thăm dò của Pháp Luật TP.HCM, việc bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang sẽ được đại biểu đưa ra chất vấn gay gắt trong phần hỏi đáp với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
Đại biểu Ngô Văn Minh nhận xét: "Ông Trịnh Xuân Thanh một mình không thể làm được những việc tày đình. Vì sao ông Thanh được tặng thưởng huân huy chương mặc dù công ty của ông này làm ăn thua lỗ. Sau đó tiếp tục được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đến khi bị khởi tố lại ra đi êm ru?".
Đại biểu Đoàn Quảng Nam Ngô Văn Minh.
Đại biểu Minh dường như muốn đẩy vấn đề đi xa hơn khi ông tiếp tục chất vấn: "Có bao nhiêu trường hợp luân chuyển theo đường "tiểu ngạch" như ông Trịnh Xuân Thanh? Giải pháp nào để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới".
Không đề cập cụ thể đến việc ông Trịnh Xuân Thanh đi nước ngoài sau khi bị khởi tố, đại biểu Ngô Văn Minh đặt câu hỏi trực tiếp với bộ trưởng Bộ Công an: "Đề nghị đồng chí bộ trưởng Bộ Công an cũng trả lời cho đại biểu và công luận biết về trách nhiệm giám sát thế nào mà để ông Trịnh Xuân Thanh ra đi lặng lẽ, rồi phát lệnh truy nã như kiểu con voi chui lọt lỗ kim?".
Sau câu hỏi này của đại biểu Minh, rất nhiều đại biểu khác cũng đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Tân về những vấn đề như đánh giá công chức, viên chức, cải cách tiền lương, chức danh "hàm", thi tuyển chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp...
Đại biểu Cao Thị Giang.
Đại biểu Cao Thị Giang là người cuối cùng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, vì đã hết giờ làm việc phiên họp buổi chiều, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố kết thúc phần chất vấn.
Sáng mai (17-11), Bộ trưởng Tân sẽ có 20 phút để trả lời các câu hỏi chưa kịp giải quyết trong chiều nay. Trong đó có vấn đề trách nhiệm của Bộ Nội vụ và Bộ Công an đối với vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh.
Theo Chân luận (Pháp luật TP.HCM)
Ông Trịnh Xuân Thanh trốn cũng khó thoát Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an), ông Thanh có trốn ở đâu cũng khó thoát. Đến ngày 19/9, tên ông Trịnh Xuân Thanh chưa xuất hiện trên mạng Interpol Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã phát lệnh truy nã toàn quốc và quốc tế đối với...