Interpol có nữ chủ tịch đầu tiên
Bà Balestrazzi đã trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Interpol – Ảnh: AFP
Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol hôm 8.11 đã bầu một quan chức cảnh sát nổi tiếng chống lại các tội phạm có tổ chức ở Pháp làm nữ chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.
Việc bầu chọn trên diễn ra tại kỳ họp Đại hội đồng Interpol ở thủ đô Rome (Ý), kéo dài từ ngày 5 – 8.11, theo hãng tin AFP.
“Mireille Balestrazzi của Pháp đã trở thành phụ nữ đầu tiên được bầu làm chủ tịch Interpol”, thông báo của tổ chức này trên mạng xã hội Twitter.
Bà Balestrazzi, 58 tuổi, nổi tiếng trong thời gian bà làm giám đốc cảnh sát tư pháp tại đảo Corsica (Pháp) trong những năm 1990.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Manuel Valls cho biết bà Balestrazzi là “một nữ cảnh sát tuyệt vời”.
“Bà ấy là một trong những phụ nữ đem lại niềm tự hào cho cảnh sát Pháp”, ông nói.
Bộ trưởng Valls cho biết kinh nghiệm của Balestrazzi trong việc đối phó với tội phạm có tổ chức sẽ giúp bà làm tốt vai trò trong cuộc chiến chống mafia, buôn bán ma túy…
Theo TNO
Truy bắt vợ chồng trốn truy nã của Interpol
Trốn ra nước ngoài để lẩn tránh quyết định truy nã trong nước, cặp vợ chồng Nguyễn Thị Minh Phượng và Huỳnh Lãnh, trú tại TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) những tưởng đã thoát thân. Nhưng chỉ vài tháng sau khi interpol có quyết định truy nã quốc tế, cặp vợ chồng này đã sa lưới.
Ôm tiền tỉ bỏ trốn
Ngày 5.4.2012, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam ra quyết định truy nã đối với Huỳnh Lãnh (50 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Minh Phượng (47 tuổi), cùng trú tại khối phố Phú Ân, P.An Phú, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người khác với tổng số tiền lên đến hàng tỉ đồng. Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52), Công an tỉnh Quảng Nam đã lập chuyên án nhằm truy xét, huy động lực lượng và sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để truy bắt cặp vợ chồng này.
Kẻ trốn truy nã - Nguyễn Thị Minh Phượng - Ảnh: Công an tỉnh Quảng Nam cung cấp
Theo tố cáo của một phụ nữ là nạn nhân trong màn lừa đảo do vợ chồng Phượng - Lãnh dựng nên, khoảng giữa năm 2008, Huỳnh Lãnh với nghề lái xe đã nhiều lần dẫn khách đến quán của người phụ nữ này ăn uống và thiết lập mối quan hệ làm ăn thân ruột. Khi thấy bà chủ quán tin tưởng, Lãnh khoe vợ mình Nguyễn Thị Minh Phượng đang buôn bán và làm ăn rất phát đạt, có nhà ở trị giá cả tỉ đồng. Tuy nhiên, do dồn vốn để kinh doanh bất động sản nên vợ chồng Lãnh đang cần tiền. Trước những "dẫn chứng" thuyết phục, bà chủ quán đã không ngần ngại cầm cố tài sản để vay 500 triệu đồng cho Lãnh mượn.
Sự việc chỉ vỡ lở khi vợ chồng Phượng - Lãnh không chịu trả tiền đúng hẹn. "Nhiều lần lui tới nhà để đòi nợ nhưng cặp vợ chồng này vẫn không chịu trả một đồng. Đến tháng 7.2008, khi tôi lấy được khoảng 250 triệu đồng tiền nợ thì hay tin vợ chồng Phượng - Lãnh bỏ trốn", người phụ nữ này kể lại.
Nhiều "chủ nợ" bất đắc dĩ của vợ chồng Phượng - Lãnh sau đó lần lượt đến cơ quan điều tra trình báo.
Trung tá Lê Hữu Hoa, Phó trưởng Phòng PC52, cho biết: "Cuối năm 2011, chúng tôi nhận được tin báo vợ chồng Phượng - Lãnh đang lẩn trốn tại nước bạn Lào nên đã lập tức báo cáo cấp trên tiến hành điều tra, truy bắt". Có đầu mối thông tin quý giá này, PC52 vừa mừng vừa lo. Mừng là vì vụ án "đứng bánh" lâu nay đã có manh mối nhưng lại lo vì hai vợ chồng này đã trốn ra nước ngoài, việc phối hợp bắt tội phạm không hề dễ dàng.
Sa lưới
Sau khi xác lập chuyên án và tổ chức xác minh cả hai vợ chồng đang ở nước ngoài, PC52, Công an tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đề nghị interpol ra quyết định truy nã quốc tế. Triển khai các mũi trinh sát qua nước Lào, các trinh sát viên xác định được vợ chồng Phượng - Lãnh đang trốn tại bản Sa Sân Bun, thị trấn Sê Nô, tỉnh Savannakhet dưới những cái tên mới. Chồng làm nghề sửa xe, còn vợ ở nhà buôn bán tạp hóa. Tiếp đó, nguồn tin của quần chúng là Việt kiều sinh sống tại Lào báo về cho biết, họ có liên lạc được với người vợ là Nguyễn Thị Minh Phượng tại tỉnh Savannakhet nhưng sau đó bà Phượng đổi số điện thoại.
Việc truy bắt đối tượng ở nước ngoài cần thông qua interpol và phải cẩn trọng bởi bắt người còn mang tính chất ngoại giao, hơn nữa là vấn đề chi phí. Sau nhiều cân nhắc, PC52 đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt câu nhử để bắt kẻ truy nã khi đối tượng xuất hiện tại Việt Nam.
Sắp đặt một "cái bẫy" hoàn hảo, ngày 6.6.2012, Huỳnh Lãnh vừa đặt chân tới cửa khẩu Lao Bảo đã bị lực lượng tầm nã bắt gọn. Đối tượng nguy hiểm chính trong chuyên án này là Phượng vẫn chưa sa lưới khiến các trinh sát trăn trở với nhiều phương án.
Thông qua gia đình và người thân của Phượng, trinh sát đã tác động để Phượng về Việt Nam đầu thú. Mặt khác, việc sử dụng nghiệp vụ và tung nhiều thông tin để gây áp lực cho Phượng tại Lào đã tỏ ra có hiệu quả. Các cú đánh tâm lý khiến 9 ngày sau khi chồng bị bắt, Nguyễn Thị Minh Phượng đã chủ động liên lạc xin ra đầu thú. Sau thời hạn được thu xếp công việc tại Lào không quá một tuần, ngày 19.6.2012, Phượng đã đến cửa khẩu Lao Bảo tự giác tra tay vào còng.
Theo Thanh Niên
Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP Hà Nội và Văn phòng Interpol: Bắt đối tượng có lệnh truy nã quốc tế, lẩn trốn ở Việt Nam 17h ngày 27/7, với sự phối hợp của Văn phòng Interpol, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Bộ Công an và Công an TP Hà Nội, Đội 2, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an Hà Nội đã bắt giữ Petr Taborsky (44 tuổi, địa chỉ thường trú tại Cộng hòa Séc). Petr Taborsky đang bị truy nã...