Interpol có giám đốc người Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc hôm nay 10/11 đưa tin Thứ trưởng Bộ Công an nước này, ông Meng Hongwei, đã được bầu làm Giám đốc của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế ( Interpol) trong nhiệm kỳ 4 năm tới.
Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Hongwei (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn nguồn từ Tân Hoa Xã cho biết, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Meng Hongwei đã được bầu làm giám đốc của Interpol trong kỳ họp thành viên thứ 85 của tổ chức này được tổ chức tại Indonesia hôm nay 10/11.
“Ông Meng là quan chức Trung Quốc đầu tiên làm giám đốc Interpol”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Ông Meng sẽ thay thế người tiền nhiệm người Pháp Mireille Ballestrazzi trong nhiệm kỳ 4 năm tới của Interpol. Ông Meng giữ chức thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc từ năm 2004. Trước đó, ông là phó giám đốc của lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, chuyên phụ trách các điểm nóng về an ninh tại quốc gia Đông Á này.
Video đang HOT
Ngoài ông Meng Hongwei, một người Trung Quốc khác hiện cũng đang nằm trong ban lãnh đạo của Interpol là Duan Daqi với chức vụ phó giám đốc và sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2018.
Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã nhờ Interpol truy nã 100 quan tham trốn ra nước ngoài và tính đến nay, Bắc Kinh cho biết đã bắt lại được ít nhất 1/3 trong số này. Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế để săn lùng các quan chức tham nhũng chạy trốn và tẩu tán tài sản từ sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn cách đây 4 năm.
Thành Đạt
Theo Dantri
Bộ Công an TQ lần đầu "săn cáo" thành công ở Pháp
Cảnh sát Trung Quốc mới đây đã áp giải nghi phạm họ Trần từ Pháp về nước trong chiến dịch "Săn cáo", truy bắt tội phạm kinh tế, đảng viên, cán bộ nhà nước và những người liên quan đến tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài.
Quan tham Trung Quốc bị dẫn độ từ Canada về nước.
Với sự hợp tác của cảnh sát Pháp và Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris, nhóm "Săn cáo" đã áp giải nghi phạm họ Trần về nước. Nghi phạm nằm trong diện tội phạm kinh tế bị cảnh sát ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc truy nã.
Theo công an tỉnh Chiết Giang, nghi phạm họ Trần từ tháng 2.2009 đến tháng 5.2012 đã tham ô 20 triệu nhân dân tệ (3 triệu USD). Nghi phạm bỏ trốn sang Pháp vào tháng 3.2013.
Tháng 9.2014, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Thuỵ An phê chuẩn lệnh bắt giữ đối tượng này. Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đưa nghi phạm họ Trần vào danh sách truy nã ở mức đỏ hai tháng sau đó.
Trung Quốc đã yêu cầu dẫn độ nghi phạm họ Trần thông qua kênh ngoại giao, dựa trên hiệp định dẫn độ giữa hai nước chính thức có hiệu lực kể từ ngày 17.7.2015. Cảnh sát Trung Quốc bắt giữ nghi phạm vào ngày 28.10.2015.
Gần một năm sau đó, ngày 14.9 vừa qua, cảnh sát Pháp đã trao trả nghi phạm cho nhóm "săn cáo" ở Paris. Nghi phạm họ Trần bị áp giải đến sân bay ở Bắc Kinh một ngày sau đó.
Dư Chấn Đông, cựu giám đốc ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Khai Bình, tỉnh Quảng Đông, bị dẫn độ về sân bay Bắc Kinh năm 2004.
Quan chức Bộ Công an Trung Quốc cho biết, trường hợp trên là bước đột phá quan trọng trong hoạt động truy bắt các nghi phạm lẩn trốn tại Pháp. Đây trường hợp dẫn độ điển hình đối với tội phạm người Trung Quốc lẩn trốn tại các nước châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha.
Kể từ khi phát động chiến dịch "Săn cáo 2016", cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện 409 trường hợp lẩn trốn ở nước ngoài, bao gồm 15 nghi phạm nằm trong diện truy nã ở mức đỏ của Interpol.
272 nghi phạm đã bị áp giải về Trung Quốc, 137 trường hợp khác đang được thuyết phục trở về từ 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bộ Công an Trung Quốc cũng gửi 30 nhóm đặc biệt ra nước ngoài bắt giữ nghi phạm tại Madagascar, Thái Lan, Peru, Philippines, Ecuador, Hàn Quốc, Campuchia, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác.
Trong số 409 trường hợp lẩn trốn ở nước ngoài, 38 người liên quan đến tội phạm về thuế, 14 trường hợp buôn lậu. 33 người lẩn trốn hơn 5 năm qua, 12 người đã ở nước ngoài trong 10 năm, Bộ Công an Trung Quốc cho biết.
Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã phát động chiến dịch "Săn cáo", tập trung vào tội phạm kinh tế, đảng viên, cán bộ nhà nước và những người liên quan đến các vụ án tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài. Chiến dịch "Săn cáo 2016" nhắm tới đối tượng tham nhũng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Theo Đăng Nguyễn - Tân Hoa Xã (Dân Việt)
Vì sao web truy nã của Interpol chưa có tên Trịnh Xuân Thanh? Vì sao trên trang web truy nã của Interpol chưa có tên Trịnh Xuân Thanh, PV đã liên hệ với Tổng Cục Cảnh sát (Bộ Công an) làm rõ nội dung này. Thông tin mới nhất về diễn biến việc truy nã đối tượng Trịnh Xuân Thanh, mới đây báo chí phản ánh việc tính đến sáng (19/9), trang web của Tổ chức...