Internet và Uber, Airbnb, Grab… đang biến giới thượng lưu thành trò hề như thế nào?
Bạn muốn có một cây đèn thần như của Aladin để gia nhập tầng lớp thượng lưu ư? Không thành vấn đề, nền kinh tế chia sẻ có thể biến ước mơ của bạn thành hiện thực.
Ảnh minh họa
Thông thường, những mặt hàng xa xỉ hoặc những dịch vụ sang trọng được người tiêu dùng đánh giá dựa trên mức giá, chất lượng, lợi ích chúng mang lại và đặc biệt là sự khác biệt so với những sản phẩm khác.
Trong hơn một thế kỷ qua, những thương hiệu thời trang nổi tiếng, tài xế riêng, quản gia, biệt thự… đã được coi là biểu tượng của sự giàu có, xa xỉ. Tuy nhiên, sự thay đổi chóng mặt về công nghệ đã khiến định nghĩa về sự xa xỉ, sành điệu và giàu có bị biến đổi nhanh chóng.
Sự “san bằng đặc quyền” trong ngành hàng xa xỉ
Sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử cũng như ngành công nghiệp “chia sẻ” (Sharing) cùng với xu thế Internet of Things (xu thế những sản phẩm, dịch vụ được kết nối với Internet) đã thay đổi nền kinh tế và khả năng tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ, qua đó tái định nghĩa lại thế nào là mặt hàng xa xỉ.
Cách đây 100 năm, chuyên gia kinh tế người Mỹ Thorstein Veblen đã tập trung nghiên cứu lý thuyết về nhu cầu tiêu dùng với quan điểm khi giá một loại hàng hóa đi lên, nhu cầu tiêu thụ sẽ giảm và ngược lại.
Tuy nhiên, ông Veblen nhận ra rằng một số sản phẩm là ngoại lệ và kể cả khi giá tăng, nhu cầu cho những sản phẩm này không những giảm mà còn tăng. Những mặt hàng này được gọi là hàng xa xỉ và người mua không chỉ tìm kiếm sự hữu ích từ sản phẩm mà còn muốn phô trương sự giàu có của họ thông qua quá trình tiêu thụ này.
Bạn muốn trở nên sành điệu mà không đủ tiền ư? Không sao, nền kinh tế chia sẻ sẽ giúp bạn
Ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho cho phép cung cấp những dịch vụ như quản gia, lái xe riêng hay thậm chí là giao hàng những món ăn sang trọng đến tận nhà. Những website, ứng dụng và lực lượng lao động bán thời gian dồi dào đã khiến giá thành các sản phẩm cũng như dịch vụ xa xỉ trở nên “mềm” hơn cũng như dễ tiếp cận hơn.
Hàng loạt những công ty như Uber, Airbnb, Net Jets, Grab đang là các nhà tiên phong trong phong trào này.
Bạn muốn xe sang sành điệu mà không đủ tiền mua ư? Vậy hãy thuê chúng.
Bạn muốn những bộ cánh sáng trọng, những phụ kiện đắt tiền nhưng không đủ sức sở hữu ư? Ngành kinh tế chia sẻ có thể giúp bạn.
Thậm chí nếu có những dịch vụ nào mà ngành kinh tế chia sẻ chưa có hoặc chưa đáp ứng được, chúng cuối cùng cũng sẽ xuất hiện khi nhu cầu đủ lớn.
Hãng Accenture cho rằng xu hướng này là một sự “san bằng đặc quyền” trong ngành hàng xa xỉ. Trước đây những người giàu có, người sành điệu tự hào vì sở hữu những mặt hàng xa xỉ như biệt thự, xe hơi sang thì nay những yếu tố chứng tỏ sự giàu có đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Sự thay đổi này đang đánh mạnh vào hệ tư tưởng của Veblen đối với định nghĩa hàng xa xỉ. Nếu thương mại điện tử khiến những mặt hàng này trở nên dễ tiếp cận và đại chúng hơn thì liệu có còn được gọi là hàng xa xỉ? Liệu những người mua và những người chủ sở hữu còn thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đại trà mà ai cũng có thể dùng?
Như vậy, liệu cái gọi là hàng xa xỉ sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai?
Các chị em “thèm khát” giày dép, túi sách ư? Ghen tỵ với bạn bè ư? Ngành kinh tế chia sẻ sẽ giúp bạn
Không phải chất lượng, Thương hiệu mới là tất cả
Hiện nay, nhiều giới nhà giàu hay “dân chơi” vẫn còn cự cãi lẫn nhau về khả năng sở hữu thực sự một chiếc đồng hồ hiệu với việc thuê đồng hồ hiệu để đeo để xác định xem ai mới là đẳng cấp thực sự.
Tuy nhiên có một sự thật mà hầu như không ai nhận ra là dù sở hữu hay thuê, thương hiệu xa xỉ đã không còn là điều ngoài tầm với của nhiều người và đây là điểm yếu chết người bởi trong ngành hàng xa xỉ, không phải chất lượng mà chính thương hiệu mới là tất cả.
Ví dụ một chiếc váy hàng hiệu có giá 3.000 USD nhưng người tiêu dùng có thể chỉ mất 100-200 USD để thuê chiếc váy này qua dịch vụ “Rent the Runway”. Rõ ràng với các nhà sản xuất, động thái này khiến họ có khả năng tiếp cận được những thị phần mới, những người thuộc tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn rủi ro bởi những người thu nhập cao mua chiếc váy trên không chỉ vì đẹp mà còn muốn thể hiện đẳng cấp có thể sẽ quay lưng lại với thương hiệu khi các sản phẩm trở nên đại chúng.
Như vậy, những tiến bộ về khoa học công nghệ, thương mại điện tử và xu thế Internet of Things đang biến các sản phẩm xa xỉ theo học thuyết của Veblen thành những món đồ tầm thường và nhu cầu đối với các mặt hàng này cũng sẽ thay đổi tùy vào mức giá chứ không còn cố định như trước.
Nhìn sang chảnh thế thôi, sớm muộn cũng thuê được hết đấy.
Một thế hệ mới, một xu thế mới
Thế hệ trẻ ngày nay đang ngày càng gắn bó với công nghệ, với mạng xã hội hay thương mại điện tử. Yếu tố này đang khiến các nhà sản xuất hàng xa xỉ đau đầu, nhất là khi tăng trưởng của họ đang ở mức thấp sau cuộc khủng hoảng 2008 và tình trạng kinh tế giảm tốc trên toàn thế giới.
Thêm vào đó, sự bất ổn của kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn cầu đang hướng người tiêu dùng vào những mặt hàng thiết thực nhiều hơn là các sản phẩm khoe bày sự giàu có.
Số liệu của hãng tư vấn Bain & Co cho thấy tăng trưởng của ngành hàng xa xỉ trong năm 2016 chỉ đạt 1% và hãng cũng dự đoán tỷ lệ này sẽ không thay đổi nhiều từ trong những năm gần đây.
Rõ ràng, các thương hiệu xa xỉ đang mắc kẹt trong một mô hình kinh doanh quá cũ, chỉ thích hợp với những thế hệ người tiêu dùng trước đây. Hậu quả là họ không biết phải đối phó ra sao khi thị trường thay đổi quá nhanh.
Kinh doanh đa kênh (Omni Channel) là mô hình marketing All-in-One của ngành bán lẻ, theo đó khách hàng của bạn đến từ nhiều nguồn khác nhau và họ sử dụng các thiết bị khác nhau để có được thông tin của bạn.
Hiện một số công ty đang hướng tới mô hình kinh doanh đa kênh (Omni Channel) và tiếp thị kỹ thuật số nhằm gia tăng việc nhận thức thương hiệu tại các thị trường mới, đặc biệt là tại Châu Á để đối phó vơi sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu người tiêu dùng.
Chào mừng anh chị em đến với giới thượng lưu sành điệu
Trong khi các mảng sản phẩm tiêu dùng khác đã sử dụng thương mại điện tử cũng như truyền thông mạng xã hội trong hơn 10 năm qua thì mảng hàng xa xỉ lại khá chậm chân trong mảng này.
Nguyên nhân rất đơn giản, việc đưa một thương hiệu xa xỉ tham gia thương mại điện tử hoặc cuốn theo ngành công nghiệp “chia sẻ” có rất nhiều rủi ro. Các thương hiệu xa xỉ muốn giữ sự độc quyền để đảm bảo mức giá nhưng các tiến bộ khoa học công nghệ cũng như thương mại điện tử ngày nay lại được thiết kế cho điều ngược lại – đó là tăng khả năng tiếp cận sản phẩm và hạ giá thành.
Một số thương hiệu như Burberry và Rolex đã có thành công khi sử dụng công nghệ và thương mại điện tử, nhưng điều này chưa chắc đã đúng với mọi mặt hàng xa xỉ. Những mặt hàng như túi, đồng hồ hay ví khá dễ dàng bắt kịp với sự thay đổi của thời đại, nhưng những mặt hàng liên quan đến cá tính cá nhân và không thích hợp để dùng chung thì lại gặp khó.
Tương lai của ngành hàng xa xỉ hiện vẫn còn khá mờ mịt khi họ chưa thể quyết định hướng đi của mình, là đi theo trào lưu của công nghệ hay tiếp tục kinh doanh theo phương pháp truyền thống lấy thương hiệu làm chủ?
Theo GameK
Nghiên cứu thế giới: F.A lâu năm có thể chết sớm
Hóa ra F.A có hại hơn chúng ta tưởng...
Cách sống cô đơn có thể được coi là "đặc trưng" của rất nhiều game thủ hiện nay, được nhiều người gọi vui là F.A (Forever Alone). Lý do "bị" F.A của game thủ thì khá nhiều, có thể kể "sơ sơ" như: lười tắm, luộm thuộm, ăn nói vô duyên và đặc biệt là dành quá nhiều thời gian cho các tựa game yêu thích. Chẳng thế là người ta nói dân F.A đa phần đều là game thủ hoặc ít nhiều đều có liên quan đến... game.
Mặc kệ những "miệng lưỡi thế gian", các game thủ vẫn rất "lười yêu" và thụ động. Một phần vì sợ yêu nhầm những cô gái thích ăn "ngô xào tép". Phần khác vì họ yêu game hơn cả chính nhu cầu có "gấu" của họ. Nhiều khi về quê, những lúc cô/dì/chú/bác hỏi câu muôn thủa "bao giờ thì mày lấy vợ/ chồng?" họ chỉ chép miệng: "Thôi thì tùy duyên, em cứ hồn nhiên rồi em sẽ bình yên". Thế nhưng câu hỏi là bao lâu? Và sự chờ đợi đó có thật sự tốt không?
Đáng tiếc câu trả lời là không. Theo những nghiên cứu của Đại học Brigham Young (Mỹ) thì cũng như cân nặng, việc con người cảm thấy cô đơn đến mức nào có thể giúp phỏng đoán người đó có nguy cơ... chết sớm hay không. Các chuyên gia trong dự án nghiên cứu này cũng dự đoán sẽ xuất hiện "dịch" cô đơn trong tương lai, vì ngày càng có nhiều người sống một mình thay vì cùng những người khác, đồng thời cảnh báo mọi người cần bắt đầu xem xét các mối quan hệ xã hội nghiêm túc hơn trong vấn đề này.
Các chuyên gia giải thích, sự cô đơn và tình trạng cách ly xã hội có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như, ai đó có thể sống giữa mọi người nhưng vẫn cảm thấy cô đơn bởi sự khác biệt về tâm, sinh lý. Một số người khác có thể tự cô lập bản thân, vì họ thích ở một mình. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng, tác động về tuổi thọ là như nhau đối với cả 2 kiểu người trên. Mối liên hệ giữa sự cô đơn và nguy cơ tử vong thậm chí mạnh mẽ hơn ở nhóm người trẻ hơn, trong đó bao gồm rất nhiều game thủ đang trong tình trạng F.A hiện nay.
"Loài người không chỉ đang đối mặt với tỉ lệ sống một mình cao nhất trong toàn thế kỷ, mà còn cao nhất trong lịch sử của hành tinh" - Tim Smith, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Brigham Young (Mỹ) nói. Ông Smith và các cộng sự đã rút ra kết luận trên từ việc phân tích dữ liệu của nhiều nghiên cứu sức khỏe khác nhau. Thông qua các biến tố như địa vị kinh tế xã hội, độ tuổi và tình trạng sức khỏe trước khi ra đời, các nhà khoa học phát hiện ảnh hưởng xảy ra theo cả hai chiều hướng. Cụ thể, sự thiếu kết nối xã hội bộc lộ nguy cơ tử vong tăng lên và sự tồn tại của các mối quan hệ mang đến một ảnh hưởng sức khỏe tích cực hơn.
Tuy nhiên, tin mừng cho các game thủ F.A là theo các nghiên cứu mới nhất của vấn đề này, có nhiều yếu tố giúp làm giảm những ảnh hưởng của sự cô đơn đối với con người. Với sự phát triển của Internet, con người có thể giữ liên lạc với nhau ở khoảng cách xa mà trước đây họ không thể. Bên cạnh các trang mạng xã hội, điện thoại thì đối với game thủ việc chơi các game online cũng giúp phần nào giảm ảnh hưởng của sự cô đơn, nhất là các game có tính tương tác cao và đặc biệt là... nhiều gái.
Hiện tại, số lượng game online sở hữu lượng game thủ nữ đông và xinh đã không còn hiếm nữa, Gun Gun Mobile chính là ví dụ điển hình
Như vậy là "cứu cánh" cho game thủ FA có thể chính là những tựa game có tính cộng đồng cao, nơi mà họ sẽ không còn cảm giác cô đơn nữa. Đó có thể là nơi được tham gia những bang hội lớn, những trận đấu gay cấn. Và biết đâu "giữa dòng game tấp nập", các game thủ FA sẽ tìm được một nửa của mình như thế này:
Cách tốt nhất để tránh cô đơn chính là có người yêu!
Dù sao, ngay bây giờ hãy yêu nhiều hơn và thực sự nghiêm túc với người bạn yêu để sớm thoát khỏi cảnh F.A nhé! Hoặc đơn giản là chỉ cần chơi Gun Gun Mobile, chẳng phải tự nhiên mà tựa game này lại có slogan "bắn gà ra gấu" đâu, thậm chí còn bắn ra... 2 vạch ấy chứ.
F.A không có gì là xấu, nhưng đừng cố chấp và bảo thủ đến nỗi sợ yêu nhé~
Theo GameK
Google Stadia ở độ phân giải 4K sẽ hủy diệt đường truyền Internet của bạn Stadia sẽ ngốn 1TB dữ liệu mạng chỉ trong 65 giờ khi stream game ở độ phân giải 4K Vài tháng trước, Google đã công bố nền tảng phát trực tuyến Stadia, cho phép người dùng có thể phát trực tuyến game thông qua Internet với công nghệ hiện đại và những ưu điểm vượt trội của nó. Tuy nhiên các chuyên gia...