Internet tại Cuba – đắt đỏ và chậm chạp nhất nhì thế giới
Người dân có thể tha hồ truy cập Google, Gmail, Facebook, Instagram, tuy nhiên, tốc độ Internet tại Cuba chậm chạp đáng kinh ngạc.
Cuba từ lâu đã nổi tiếng là một trong những quốc gia có chất lượng Internet chậm nhất thế giới. Tất cả dịch vụ Internet tại Cuba được hãng viễn thông quốc gia ETSECA kiểm soát, họ cung cấp chủ yếu qua các điểm hotspot Wi-Fi được chính phủ cho phép.
Các trạm phát Wi-Fi tính phí được lắp đặt rải rác trong các thành phố lớn. Người dân Cuba, đặc biệt là thanh niên thường tập trung xung quanh và dán mắt vào màn hình điện thoại, laptop, máy tính bảng. Từ 2014, chính phủ đã mở được khoảng 237 điểm cung cấp Wi-Fi tính phí công cộng, giá sử dụng mỗi giờ khoảng 2 USD.
Muốn sử dụng, người dân phải đến văn phòng của ETSECA, thường được bố trí gần các điểm Wi-Fi, và mua thẻ cào Internet Nauta với giá 2 USD để dùng trong một tiếng. Họ thường mua số lượng nhiều vì phải chờ khá lâu, từ 30 phút đến một giờ.
Khi đã có được thẻ cào, người dùng cần đăng nhập để truy cập mạng.
Video đang HOT
Sau khi điền thông tin đăng nhập, thiết bị của bạn sẽ cảnh báo rằng bạn đang truy cập điểm Internet không an toàn.
Khi không có nhu cầu dùng mạng nữa, hãy nhớ tắt Wi-Fi. Tốt nhất, nên truy cập địa chỉ http://1.1.1.1/ để đăng xuất. Nếu không cẩn thận, bạn có thể vô tình sử dụng hết thời gian trong thẻ.
Nếu không có thời gian chờ đợi, bạn có thể đến các điểm Internet và mua thẻ “chợ đen” với giá 3 USD từ người dân. Cũng tại các điểm truy cập này, sẽ có người mua thẻ và thiết lập mạng riêng, sau đó họ sẽ bán quyền truy cập mạng cho bất cứ ai có nhu cầu.
Nhà xã hội học Ted Henken chia sẻ với The Verge rằng Cuba khá thoải mái trong việc cho truy cập đến các website trên thế giới. Nguyên nhân do chi phí truy cập Internet quá cao đối với hầu hết người dân bản địa, nên thời gian và số người có thể online hạn chế. Theo Business Insider, khoảng 75% dân số Cuba làm việc trong các công ty chính phủ, lương trung bình của họ chỉ từ 20 đến 40 USD/tháng.
Theo Liên hiệp Viễn thông Quốc tế, chỉ khoảng 4,1% dân số Cuba có Internet tại nhà, phần lớn trong số này là bác sĩ, giáo sư, giới trí thức. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Cuba có thu nhập cao hơn khi làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, những người làm trong ngành du lịch như hướng dẫn viên, tài xế, đầu bếp, nhà hàng, quán bar… được hưởng lợi sau khi Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ vào năm 2014.
Vào giữa tháng 12 năm ngoái, Google và Cuba đã hợp tác để lắp đặt server nhằm giúp người dùng truy cập vào các dịch vụ như Gmail, YouTube… nhanh hơn gấp 10 lần trước đây.
Đại Việt
Theo Business Insider
Tiệm Internet vùng quê vẫn kiếm cả chục triệu đồng mỗi tháng
Dù nhiều người có smartphone truy cập 3G hay máy tính cá nhân, nhưng cửa hàng Internet ở các vùng quê vẫn ăn nên làm ra.
Bắt đầu kinh doanh từ 2010, chị Ngọc Nga - chủ hai cửa hàng Internet tại huyện Định Quán, Đồng Nai - cho biết với mức giá 3.000 đồng/h, mỗi tháng tiệm game thu về gần 15 triệu đồng. Nhờ vị trí thuận lợi ở gần trường học, nên tiệm luôn có một lượng khách ổn định.
Không chỉ có dịch vụ Internet, chị Nga còn bán thêm nước uống và thẻ game cho khách có nhu cầu. Mỗi tháng, trừ đi các chi phí thuê nhân viên, tiền điện, tiền băng thông mạng... mỗi tiệm vẫn có lãi hơn 10 triệu đồng.
Theo chị Nga, chi phí đầu tư cho một cửa hàng Internet 20 máy vào khoảng 200 triệu đồng, nếu kinh doanh ổn định thì chỉ cần một năm là hoàn vốn. Trong đó, tiền thuê nhân viên coi tiệm giá 70.000 - 100.000 đồng một ngày.
Việc kinh doanh cửa hàng Internet cũng không mất nhiều chi phí phát sinh. Ông Thái quản lý một tiệm Internet tại đây cho biết mỗi năm chi phí để bảo dưỡng máy tính và thay thế các linh kiện như bàn phím, chuột, tai nghe khoảng 20 triệu cho cửa hàng 30 máy.
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng các cửa hàng Internet ở đô thị sụt giảm mạnh. Điều này bắt nguồn từ smartphone phổ biến, việc mua bộ máy tính hay laptop cũng rẻ và dễ dàng hơn với nhiều người.
Theo đó, nhiều cửa hàng Internet thay đổi hình thức kinh doanh, nâng cấp thành các cửa hàng lớn, hiện đại. Trong khi đó, tại nhiều vùng quê, các tiệm nhỏ vẫn tồn tại và có lượng khách trẻ.
Với 20 bộ máy tính mỗi tháng tiệm Internet thu về từ 10-15 triệu đồng. Ảnh: Khải Trần
Buổi trưa và chiều sau giờ học là thời điểm các địa chỉ này đông nhất. Họ đến đây phần lớn để chơi game online và xem phim...
"Em hay ra quán chơi game để giải trí một chút rồi đi học thêm. Em thích chơi game ở quán vì thoải mái hơn", Tuấn Anh học sinh lớp 8 chia sẻ.
Nhiều chủ tiệm cho rằng việc kinh doanh của hàng Internet không còn thuận lợi như trước. "Nhiều người có điện thoại lên mạng được. Bên cạnh đó, tiền điện, băng thông Internet tăng mà giá không đổi, nên lợi nhuận giảm đi gần một nửa", ông Thái chia sẻ.
Theo chị Nga, nhiều tiệm mới mở hạ giá rất thấp, chỉ còn 1.500-2.000 đồng một giờ để thu hút khách hàng. Điều này, khiến cho những tiệm lâu năm gặp nhiều khó khăn. Để có thể giữ chân khách hàng, các cửa hàng phải đảm bảo máy tính và phụ kiện hoạt động tốt.
Tuy nhiên, chị Nga cho rằng: "Điều quan trọng nhất là máy mạnh, mạng nhanh là tiệm sẽ đông khách".
Khải Trần
Theo Zing
Cáp AAG rò điện, sửa xong vào ngày 18/1 Nguyên nhân sự cố cáp AAG được xác định do rò điện. Ban điều hành tuyến cáp biển này đang khắc phục và dự kiến hoàn tất trong 10 ngày tới. Theo thông tin từ một ISP trong nước, cáp quang biển AAG đứt hôm 8/1 do rò điện. Hiện ban điều hành tuyến cáp đã xác định được vị trí và lên...