Intel, TSMC và Samsung ‘bắt tay’ phát triển công nghệ xếp chồng chip
Intel, TSMC và Samsung đang cùng nhau thiết lập tiêu chuẩn thống nhất cho các công nghệ đóng gói chip và xếp chồng chip tiên tiến, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành sản xuất chip trong tương lai.
Cụ thể, Intel, TSMC và Samsung đã đăng tải thông báo rằng họ sẽ cùng thành lập một liên minh hợp tác về đóng gói và xếp chồng chip thế hệ tiếp theo. Đây là những bước cuối cùng trong sản xuất chất bán dẫn trước khi chip được gắn lên bảng mạch in và lắp ráp vào các thiết bị điện tử.
Bên cạnh ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, một số nhà phát triển chip hàng đầu và những gã khổng lồ công nghệ, từ ASE Technology Holding (nhà cung cấp đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới), Advanced Micro Devices, Qualcomm và Arm, đến Google Cloud, Meta và Microsoft… cũng sẽ tham gia liên minh. Ngoài ra, liên minh cho biết họ vẫn đang mở rộng cửa để chào đón nhiều công ty khác.
Đóng gói chip đang trở thành xu hướng
Trước đây, việc đóng gói chip được coi là ít quan trọng và đòi hỏi công nghệ cao hơn so với việc tự sản xuất chip. Thế nhưng, lĩnh vực này đang nổi lên như một chiến trường lớn đối với các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, cụ thể ở đây là Samsung, Intel và TSMC, khi họ “vắt chân lên cổ” để chạy theo cuộc đua sản xuất những con chip mạnh hơn bao giờ hết.
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại thì sự phát triển chất bán dẫn chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để “ép” nhiều bóng bán dẫn hơn vào một con chip, vì nhiều bóng bán dẫn hơn sẽ đem đến sức mạnh tính toán lớn hơn. Nhưng khi không gian giữa các bóng bán dẫn bị thu hẹp chỉ còn vài nanomet, cách tiếp cận này đang dần trở thành thử thách rất lớn, khiến một số người dự đoán sự kết thúc của định luật Moore – giả thuyết rằng số lượng bóng bán dẫn trên chip tăng gấp đôi sau mỗi hai năm.
Chính vì vậy, các nhà sản xuất chip đang có xu hướng quan tâm và phát triển công nghệ đóng gói chip (chip-packaging) và xếp chồng chip (chip-stacking), với kỳ vọng có thể đóng gói và xếp chồng các chip nhỏ có các chức năng và tính năng khác nhau lại với nhau một cách hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Không thể “ép” nhiều bóng bán dẫn hơn, các nhà sản xuất chip chuyển sang công nghệ đóng gói chip và xếp chồng chip
Liên minh vừa thành lập nhằm thiết lập một tiêu chuẩn đóng gói chip duy nhất, được gọi là Universal Chiplet Interconnect Express (UCIe), để tạo ra một hệ sinh thái mới và sự hợp tác nhiên liệu trong phân khúc đóng gói và xếp chồng. Cách tốt hơn để kết hợp các loại chip khác nhau – hay còn gọi là chiplet – trong một gói có thể tạo ra một hệ thống chip mạnh mẽ hơn.
Trong các thành viên của liên minh, Google và AMD là hai trong số những công ty đầu tiên áp dụng công nghệ xếp chồng chip 3D tiên tiến nhất của TSMC.
Apple và Huawei không tham gia liên minh
Apple và Huawei không tham gia liên minh do Intel, TSMC và Samsung tạo ra, nhưng không đồng nghĩa rằng họ không quan tâm đến công nghệ đóng góp chip.
Cụ thể, Apple là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ đóng gói chip của TSMC, được phát triển nội bộ vào năm 2016, và đã tiếp tục sử dụng các công nghệ này trong bộ vi xử lý iPhone mới nhất (tức A15 Bionic).
Trong khi đó, công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc, Huawei Technologies, đang nỗ lực phát triển công nghệ đóng gói và xếp chồng chip tân tiến riêng. Nhận định bởi Nikkei Asia, động thái của Huawei nhằm giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ đã áp đặt lên công ty này.
Chuẩn kết nối hoàn chỉnh mở ra tương lai cho ngành sản xuất SoC
Được tạo ra để cung cấp một tiêu chuẩn kết nối hoàn chỉnh cho công nghệ đóng gói và xếp chồng chip, UCIe được mong đợi là sẽ giúp những người dùng cuối (ở đây là các nhà sản xuất các bộ chip đóng gói và xếp chồng) có thể dễ dàng kết hợp các thành phần chiplet. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng các hệ thống tuỳ chỉnh trên chip (SoC) từ các bộ phận của các nhà cung cấp khác nhau.
TSMC kêu gọi Mỹ đưa các công ty nước ngoài vào hỗ trợ ngành chip
Đề nghị này được đưa ra sau khi Giám đốc điều hành Intel nói Mỹ nên ưu tiên những "người chơi" trong nước, chứ không phải TSMC.
Theo Nikkei, Chủ tịch Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) Mark Liu hôm 3.12 nói rằng việc không hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip nước ngoài trong chương trình trợ cấp đã được lên kế hoạch sẽ có tác động "bất lợi" đối với ngành công nghiệp chip của Mỹ.
Chủ tịch TSMC Mark Liu nói rằng đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp chip của Mỹ là tốt cho tất cả các bên
Ông Liu cho rằng gói chi tiêu 52 tỉ USD mà Washington đang chuẩn bị để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn theo Đạo luật CHIPS nên được sử dụng để hỗ trợ cả các công ty nước ngoài và các hãng chip Mỹ.
"Nếu đạo luật CHIPS của Mỹ chỉ dành cho các công ty có trụ sở trong nước, thì điều đó sẽ gây bất lợi cho nỗ lực khôi phục chuỗi cung ứng chip của Mỹ. Ngoại trừ Intel, tôi tin hầu hết các công ty cùng ngành của chúng tôi đều cởi mở và hoan nghênh tất cả các khoản đầu tư vào Mỹ", ông Liu nói với các phóng viên.
Chủ tịch nhà sản xuất chất bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới rất vui khi thấy Samsung Electronics của Hàn Quốc công bố kế hoạch đầu tư vào Texas, vì động thái đó sẽ giúp Mỹ xây dựng ngành công nghiệp chip. "Tôi nghĩ điều này là tích cực. Nó chứng minh quyết định đầu tư vào Mỹ của chúng tôi hai năm trước là đúng đắn".
Bình luận của ông Liu được đưa ra một ngày sau khi Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger thúc giục Washington nên ưu tiên các công ty trong nước hơn là các nhà sản xuất chip nước ngoài như Samsung và TSMC. Hai hãng sản xuất chip hàng đầu châu Á đang đầu tư lần lượt 17 tỉ USD và 12 tỉ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tiên tiến mới tại Mỹ.
Áp lực gia tăng từ các công ty trong ngành đang buộc Mỹ phải hành động nhanh chóng hơn. Theo Nikkei, 60 giám đốc điều hành của các công ty chip, ô tô, y tế và viễn thông toàn cầu đã gửi một lá thư chung hôm 1.12 để kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua Đạo luật CHIPS, đạo luật nhằm tạo ra khuyến khích hữu ích cho việc sản xuất chất bán dẫn, và tăng cường Đạo luật FABS, đạo luật tạo điều kiện cho chất bán dẫn do Mỹ xây dựng.
Mỹ đề xuất hai đạo luật trên trong năm nay để củng cố chuỗi cung ứng chất bán dẫn của mình, sau khi cuộc khủng hoảng chip toàn cầu chưa từng có gây ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp từ điện thoại thông minh đến máy tính cá nhân. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra cũng làm tăng thêm cảm giác cấp bách. Theo báo cáo của SIA và Boston Consulting Group, Mỹ lo ngại về việc đã mất lợi thế trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, khi tỷ trọng năng lực sản xuất chip toàn cầu của nước này giảm từ 37% vào năm 1990 xuống còn 12%.
Các nền kinh tế lớn khác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đang chạy đua để khôi phục khả năng phục hồi chuỗi cung ứng chip trước những lo ngại về an ninh quốc gia. Nhiều công ty bao gồm Intel, TSMC, Samsung, GlobalFoundries và Texas Instruments đã công bố kế hoạch cho các nhà máy mới ở Mỹ kể từ khi Đạo luật CHIPS trị giá 52 tỉ USD được công bố lần đầu tiên.
Theo ông Liu, ưu đãi thuế dành cho những công ty công nghệ đầu tư nhà máy ở Mỹ là cần thiết cho sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của nền kinh tế lớn nhất thế giới. "Chi phí lao động ở Mỹ rất cao. Chi phí này sẽ dần giảm xuống khi ngày càng có nhiều công ty tham gia vào việc xây dựng ngành công nghiệp chip của Mỹ. Nhưng ở thời điểm ban đầu, ngành công nghiệp này cần sự trợ giúp".
Hiện TSMC đang liên lạc chặt chẽ với chính quyền các bang và thành phố của Mỹ để giúp các nhà cung cấp nhỏ hơn của họ đầu tư vào đó, vì TSMC cần thêm sự trợ giúp lúc đầu để xây dựng hoạt động và sản xuất của mình tại quốc gia này.
"Môi trường công nghiệp của Mỹ rất mới mẻ đối với họ. Cho đến nay các đối tác trong hệ sinh thái của chúng tôi đang đi đúng hướng với kế hoạch mua đất và xây dựng nhà máy ở Mỹ", ông Liu nói, đồng thời cho biết chính phủ Mỹ đã và đang hỗ trợ mạnh mẽ TSMC cùng các nhà cung cấp của công ty trong việc xử lý thị thực lao động.
Intel: Ưu tiên của Mỹ không nên là TSMC Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger hôm 1.12 nói Mỹ nên đầu tư nhiều hơn vào các nhà sản xuất chip trong nước thay vì ưu tiên cho các đối thủ châu Á như TSMC và Samsung, theo Nikkei. Samsung Electronics tuần trước thông báo sẽ đầu tư 17 tỉ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở bang...