Intel ra mắt CPU Core i9 9980HK 8 nhân 16 luồng, giờ thì laptop gaming mạnh chẳng kém gì máy bàn
Chính thức ra mắt danh sách các dòng CPU Intel thế hệ thứ 9 cho Laptop. Đặc biệt là chiếc flagship i9-9980HK với 8 nhân, 16 luồng và có thể đạt tốc độ 5.0 GHz.
Intel sẽ có tổng cộng 6 CPU mới gia nhập đại gia đình H-Series bao gồm: 2 chiếc Core i5, 2 chiếc Core i7 và 2 chiếc Core i9. Hiện tại, nếu đánh giá khách quan thì những bộ vi xử lý này đều có nhiều nhân hơn, đem lại tốc độ xung cao hơn so với các thế hệ trước của chúng. Hệ kiến trúc của tất cả CPU mới tương tự như dòng Skylake, tất nhiên sẽ phải qua điều chỉnh một chút giống như những dòng đã từng ra mắt (Kaby Lake, Coffee Lake, Coffee Lake-R).
Đặt lên bàn cân giữa những chiếc CPU này, i9-9980HK vượt trội hơn cả với tổng cộng 8 nhân, 16 luồng, đạt tốc độ xung 5.00 GHz trong khi sở hữu bộ nhớ cache L3 16 MB. Chiếc i9 còn lại là i9-9880H cũng có 8 nhân, 16 luồng nhưng tốc độ xung chỉ đạt 4.80 GHz mà thôi. Sự khác nhau ở chỗ, i9-9980HK có khả năng “bứt tốc”, cho phép người dùng ép xung để có được tốc độ mong muốn. Nhưng ép xung được bao nhiêu lại phụ thuộc vào hiệu quả làm mát của chiếc laptop, hay việc ép xung có gây rò rỉ điện năng, có gây quá tải do nhiệt hay không.
Chúng ta đã từng thấy tình trạng này trước đây, lấy ví dụ điển hình là chiếc MacBook Pro sử dụng Core i9-8950H đem lại hiệu năng còn thấp hơn cả Core i7-8850H trên một phiên bản MacBook Pro khác. Mặc dù theo nhận định, CPU i7 đáng nhẽ có tốc độ thấp hơn, tuy nhiên do việc ép xung từ i9 dẫn đến quá tải nhiệt mà không thể duy trì tốc độ xung cao trong thời gian dài. Vì vậy, mọi thứ liên quan đến ép xung đều phải dựa vào các giải pháp làm mát tích hợp trong máy, kể cả tốt nhất đi chăng nữa mới có thể đạt được tốc độ như trong quảng cáo, chứ chưa nói gì đến phương pháp ép xung thủ công.
Kế tiếp là dòng i7 gồm Core i7-9850H và Core i7-9750H đem lại cho chúng ta 6 nhân 6 luồng, khả năng tốc độ xung sau khi boost đạt lần lượt 4.6 GHz và 4.5 GHz và mỗi chiếc vi xử lý đều sở hữu 12MB bộ nhớ cache L3. Hai sản phẩm i5 còn lại là Core i5-9400H và Core i5-9300H bao gồm 4 nhân 8 luồng, tốc độ xung lên tới 4.3 GHz và 4.1 GHz cùng với bộ nhớ cache L3 dung lượng 8MB.
Trong danh sách mà Intel giới thiệu cũng đề cập đến một bộ phận mới của gen 9, mang biệt hiệu “KF” bao gồm: Core i9-9900KF, Core i7-9700KF, Core i5-9600KF, Core i5-9400F, Core i3-9350KF. Sự khác biệt của dòng KF này đó chính là chúng sẽ bị tắt chức năng iGPU tích hợp trên sản phẩm, trong khi những thông số khác, chức năng khác vẫn giữ nguyên.
Video đang HOT
Những sản phẩm chỉ có ký hiệu “F” sau cùng thay vì “KF” sẽ không có khả năng ép xung. Dưới cùng danh sách, i3-9100 là cái tên cuối được đề ra. Có vẻ như chúng chỉ là vi xử lý quad core, không hỗ trợ đa luồng nhưng tốc độ có thể lên tới 4.2 GHz và bộ nhớ cache L3 dung lượng 6 MB. Thật thú vị khi sắp được chứng kiến cuộc đối đầu của i3-9100 với Ryzen 3 khi cả 2 đều sẽ có giá khởi điểm khoảng 100$.
Theo GameK
Đánh giá Alienware m15 - Laptop gaming của gã người ngoài hành tinh
Alienware m15 là chiếc laptop gaming đem đến rất nhiều trải nghiệm 'sướng' nhưng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.
Cũng phải hơn 1 năm rưỡi kể từ khi Nvidia chính thức ra mắt Max-Q, một chiếc laptop gaming có hình dáng mỏng và nhẹ trái ngược hoàn toàn so với sức mạnh của nó. Theo thời gian, các thiết kế càng ngày càng hoàn chỉnh hơn, chu toàn hơn khi vừa kết hợp giữa kích cỡ vừa vặn hoàn hảo và các chip đồ họa mạnh mẽ, thậm chí có thể cân sức được cả những tựa game AAA rất khó tính về mặt cấu hình.
Sự bổ sung mới nhất cho hạng mục gaming laptop chính là chiếc Alienware m15, được đánh giá như một phiên bản giữ nguyên những gì mà Max-Q muốn truyền tải, nếu không muốn nói là dành phần hơn. Trong bài viết review lần này, ta sẽ bỏ qua yếu tố so sánh chúng với PC, vì kỳ thực, với mức giá tương đương bỏ ra để sở hữu Alienware m15, build một chiếc PC có cấu hình mạnh hơn với giá thấp hơn là hoàn toàn có thể (nhưng tất nhiên, laptop gaming vẫn có giá trị của riêng nó).
Chi ra 2,179$ (gần 51 triệu đồng), Dell đem lại một Alienware m15 có kích cỡ 0.83 x 14.3 x 10.8-inch, màn hình 15,6inch tiêu chuẩn, bàn phím phần numpad, touchpad và 2 loa ngoài. Đây là những phần cơ bản có thể có ở bất cứ chiếc laptop nào, nên hãy đến với cấu hình của máy xem sao nhé. Chip Intel Core i7 H-series thế hệ 8 mạnh mẽ, RAM 16GB, một ổ SSD M.2 512 GB, card đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1070 Max-Q 8GB và cuối cùng là pin lithium-ion 90Wh. Alienware m15 cũng rất linh động, bằng cách chọn cấu hình thấp hơn với giá thấp hơn khoảng 1,379$ cho card GTX 1060, 8GB RAM, và 1TB ổ cứng SSHD 8GB.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng được đánh giá cao bởi sự phối màu mạnh mẽ của cặp đen-đỏ. Họa tiết khớp nối giữa 3 mảng cộng với logo của hãng khiến mặt trên của máy được ví như "Tinh vân đỏ". Phần còn lại là khung máy màu than, xen kẽ các khoảng đen bóng và mờ đục, thậm chí có thể để lại dấu vân nếu bạn đặt ngón tay của mình lên chúng.
Tuy nhiên lớp nhựa phản quang bao quanh màn hình và loa lại không đem lại hiệu quả mấy, thậm chí còn thu hút các điểm nổi nhưng xấu của máy cho người khác nhìn. Đó là chưa kể đến các góc bezel bo lại ở cạnh trên và dưới của màn hình khiến chúng không có mấy thiện cảm.
Điểm mỏng nhất của Alienware có kích thước 0,71inch tức là hơi dày so với một số laptop như Razer Blade 15, MSI GS65 Stealth Thin, và cũng nặng hơn hẳn, khoảng 2,2kg. Tất nhiên so với tiêu chuẩn chơi game hiện giờ của thế giới, một chiếc laptop gaming mới ra sẽ càng ngày nặng hơn chứ không có chuyện nhẹ đi.
Một đặc điểm nữa của Alienware m15 chính là bộ bàn phím 1,4mm của nó. Dẫu không phải phím cơ, chúng vẫn đem lại độ nảy cùng cảm giác khi gõ thậm chí là thích hơn rất nhiều so với bàn phím được sử dụng ở đối thủ của nó. Ngoài điều đấy ra thì touchpad nhựa cũng hoạt động đủ tốt và hoàn thành các tác vụ cơ bản, nhưng hầu như ai dùng laptop chơi game cũng phải có chuột riêng nên cũng không yêu cầu quá cao về điều này.
Đi sâu vào sức mạnh cấu hình, Dell nói rằng bạn có thể chơi tất tần tật mọi loại game với chiếc laptop này, nhưng cũng không vì thế mà mong chờ mọi thứ đều có thể đạt ultra setting. Kể cả nó có card GTX 1070 đi chăng nữa thì hệ kiến trúc Turing của NVIDIA cũng đã có tuổi rồi.
Trên thực tế một số game chơi ở độ phân giải 1440p cũng phải vật lộn để có thể đạt tiêu chuẩn vàng là 60fps. Lấy ví dụ trong Shadow of the Tomb Raider, Alienware m15 đạt trung bình 58 fps, con số đó giảm xuống còn 49,3 fps ở Ghost Recon: Wildlands. Forza Horizon 4 của Playground Games tỏ ra dịu dàng hơn khi tốc độ khung hình thoải mái trong khoảng từ 80-95fps.
Nhưng có đến thế nào đi chăng nữa, nó vẫn chỉ là một chiếc laptop mà thôi, vì vậy có lúc CPU nóng tới mức trên 100 độ C là chuyện tất yếu. Một yếu tố nữa cũng khá quan trọng cần phải xem xét đến đó là thời lượng pin. Xem một luồng stream trên Twitch trong khoảng 7 giờ 11 phút là giới hạn của Alienware m15.
Hiện vẫn còn rất nhiều băn khoăn xoay quanh Alienware m15. Chúng không mỏng hơn so với các đối thủ chính, mặc dù thiết kế có phần hiện đại hơn so với Alienware cũ nhưng cũng không thể bỏ qua các điểm kỳ quặc trong hình dáng. Dẫu sở hữu chip đồ họa Max-Q mới nhất của NVIDIA, nhưng thời gian cũng cho thấy chúng sắp phải vật lộn khó khăn như thế nào khi đương đầu với các tựa game AAA.
Bỏ qua các sai sót, Alienware m15 được đánh giá ngang hàng với Razer Blade 15 trong khi giá thấp hơn đến 9 triệu đồng khiến chúng có giá trị hơn nếu người mua chỉ nhắm tới bộ mã lực bên trong. Nó có thể kén chọn chủ sở hữu, nhưng mục đích cao cả hơn chính là vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tương lai của những gaming laptop mà Dell hướng tới.
Theo GameK
Cận cảnh laptop gaming siêu khủng Legion Y740 mới của Lenovo: Trang bị cả RTX 2080 chiến game bao mượt Dòng laptop gaming Legion Y740 của Lenovo thực sự rất mạnh mẽ và đẹp mắt. Sau khi xuất hiện lần đầu ở CES 2019 thì mới đây tại sự kiện Legion of Champion III 2019 (LOC 2019) thì Lenovo đã mang dòng laptop gaming mới nhất và khủng nhất của mình là Legion Y740giới thiệu tại thị trường Đông Nam Á, tất nhiên...