Intel Evo Những điều cần biết về chuẩn laptop mỏng và mạnh
Khi các vi xử lý Intel thế hệ 11 “ Tiger Lake” ra mắt, một nền tảng mới có tên gọi Evo ra đời. Đây là một bộ các tiêu chuẩn mà hãng thiết lập cho các đối tác của mình.
Những sản phẩm sử dụng vi xử lý Intel thế hệ 11 với đồ họa tích hợp Xe được công bố vào ngày 2/9/2020, và với việc sản phẩm mới ra mắt, một nền tảng mới cũng được giới thiệu, đó là Intel Evo.
Đây là một bộ các tiêu chuẩn do Intel đặt ra “Key Experience Indicators” (KEI) dành cho những hãng đối tác như Asus, Acer, Lenovo, MSI… trong quá trình thiết kế và sản xuất laptop mới. Những chiếc laptop này có thiết kế mỏng, nhẹ nhưng cũng có sức mạnh đáng kể, không chỉ cho làm việc mà còn có thể chơi game tốt, đồng thời có thời lượng dùng pin lâu.
Intel Evo có thể được hiểu là phiên bản thứ 2 của Dự án Athena, ra mắt vào năm 2019. Các sản phẩm thuộc Dự án Athena có thời lượng dùng pin cực lâu, và tích hợp sạc nhanh, đồng thời khởi động trong tích tắc. Những tính năng như Wi-Fi 6, cổng mạng Gigabit LTE, và nhận diện giọng nói cũng được tích hợp. Hai sản phẩm chủ đạo của Dự án Athena bao gồm Dell XPS 13 9300 và HP Spectre x360 13.
Đối với những laptop được dán nhãn Evo, các đối tác phải trang bị tối thiểu vi xử lý Intel Core i5 thế hệ 11 trở lên, cùng đồ họa tích hợp Xe. Các sản phẩm sử dụng vi xử lý Core i3 không đạt tiêu chuẩn tối thiểu của Evo.
Khởi động từ chế độ Sleep dưới 1 giây
Video đang HOT
Thời lượng dùng pin trong điều kiện thử nghiệm lý tưởng của các laptop này đạt từ 9 giờ trở lên (màn hình FullHD), và 30 phút sạc đem lại hơn 4 giờ đồng hồ sử dụng.
Ngoài ra, các sản phẩm cũng phải hoạt động mượt mà kể cả khi sử dụng pin, đảm bảo không giảm hiệu năng của vi xử lý khi người dùng không cắm sạc. Khả năng sạc nhanh sẽ giúp phục hồi năng lượng tốc độ cho các laptop này.
Kết nối mới có tốc độ cao
Những laptop Intel Evo mới phải có kết nối Wi-Fi 6, Thunderbolt 4 và sạc nhanh USB-C. Đồng thời, các linh kiện còn lại cũng có thông số hấp dẫn, như tối thiểu 8GB RAM, 256GB ổ cứng SSD NVMe (Gen4), đăng nhập bằng sinh trắc học (camera hồng ngoại, nhận diện vân tay, cảm biến đo lường Bluetooth), và kết nối LAN Gigabite LTE.
Kích thước đa dạng
Dù các sản phẩm thuộc nhóm Evo có thiết kế mỏng gọn, và trọng lượng nhẹ, nhưng chúng có kích thước màn hình từ 12 đến 15 inch, độ phân giải FullHD (có hoặc không có cảm ứng), đường viền màn hình mỏng và webcam độ phân giải 720p.
Vi xử lý Intel Tiger Lake là trọng tâm
Những tiêu chí của nhóm laptop Evo đều ấn tượng, nhưng các vi xử lý Intel thế hệ 11 thì sao? Đây là các sản phẩm được sản xuất trên tiến trình 10nm SuperFin, đem lại thời gian xử lý hình ảnh nhanh hơn, biên tập video tăng tốc gấp đôi, và chơi game cũng có FPS cao hơn 2 lần so với các vi xử lý Intel U series thế hệ 10. Đây là một bước tiến lớn của Intel trong việc chiếm lĩnh thị phần laptop mỏng nhẹ.
Một trong những thay đổi lớn nhất của các vi xử lý Tiger Lake chính là đồ họa tích hợp Xe. Vi xử lý Core i7 mới có sức mạnh tính toán 2,5 TFLOPS, có thể gánh được card đồ họa rời Nvidia GTX 1650Ti. Và ngoài ra, vi xử lý đồ họa Xe của Intel có thể chơi được các tựa game như Borderlands 3, Far Cry New Dawn và Hitman 2 ở tốc độ khung hình chấp nhận được trên độ phân giải FullHD.
Những laptop được dán nhãn Evo không nhiều ở thời điểm hiện tại, sản phẩm đầu tiên là MSI Prestige Evo 14 Evo. Tuy nhiên, sẽ có tổng cộng khoảng 150 máy được ra đời từ các đối tác hàng đầu của Intel như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo, LG, Razer và Samsung.
Razer ra mắt mini PC siêu nhỏ gọn nhưng cấu hình 'khủng long': i9 9900HK, RTX 3080, giá 'bèo' khoảng 70 triệu
Kích thước mặt trước của dàn PC Razer Tomahawk chỉ ngang tờ A4 nhưng sức mạnh ẩn chứa bên trong mới thực sự đáng nể.
Rất lâu về trước, Razer đã từng có ý định tạo ra một dòng PC Gaming lắp ráp mô-đun. Vào khoảng năm 2014, ý tưởng về Project Christine đước nhá hàng khá nhiều nhưng không được thực hiện. Đến sự kiện CES tổ chức vào tháng 1 năm nay thì Razer tiếp tục hé lộ dòng máy Tomahawk và tin vui là dự án này sắp cho đặt hàng trước ngay trong tháng này anh em ạ.
Về cơ bản thì hai dự án này rất khác nhau, Project Christine gồm các mô-đun được làm mát bằng nước hoặc là các mô-đun dạng hộp chứa các linh kiện bên trong để anh em kết nối với nhau. Còn Tomahawk là cơ bản là một phiên bản tùy chỉnh của dòng mini PC NUC 9 Extreme (Ghost Canyon NUC) của Intel.
Theo trang Gizmodo thì quá trình lắp ráp Tomahawk rất nhanh, chỉ tốn dưới 1 phút. Anh em chỉ cần cắm con NUC 9 Extreme vào 1 khe PCIe và khe còn lại cắm card đồ họa vào là xong (bên trong NUC 9 Extreme đã có sẵn CPU, RAM, mainboard rồi) .
Ngoài kiểu lắp ráp này thì Razer còn định bán Tomahawk với cấu hình có sẵn là CPU Core i9 9980 HK, 16GB RAM DDR4, SSD 512GB NVMe kết hợp HDD 2TB và card màn hình thì có thể chọn tối đa là Nvidia RTX 3080. Đây là một cấu hình khá khủng, giúp anh em dễ dàng cân hầu hết các tựa game AAA.
Bên cạnh đó, phần không của Razer Tomahawk được cắt CNC từ nhôm cùng hệ thống đèn LED RGB bên dưới tạo điểm nhấn. Tomahawk có kích thước 210mm x 150mm x 365mm có thể gắn card đồ họa kích thước full size nên anh em không cần lo card to không đủ chỗ.
Ngoài ra đi kèm sẽ là bộ nguồn SFX 750W nha anh em. Về phần kết nối thì Tomahawk có bốn cổng USB 3.2 Gen 2 Type-A, hai cổng USB-C/Thunderbolt 3, hai cổng LAN gigabit và một cổng 3,5 mm/TOSLINK và Wifi 6 nhé.
Nói chung thì cấu hình và ngoại hình của Tomahawk đều rất hấp dẫn, chỉ có giá là không hấp dẫn cho lắm. Trong tháng này thì anh em có thể đặt hàng trước với giá từ 2400 USD (khoảng 55 triệu đồng) và nếu lên card RTX 3080 thì sẽ là 3200 USD (khoảng 74 triệu đồng).
Razer ra mắt tai nghe true wireless xịn sò dành cho game thủ mobile, giá 200 USD Razer Hammerhead True Wireless Pro có tính năng chống ồn chủ động và chứng nhận THX. Razer là thương hiệu gaming gear đã rất nổi tiếng và quen thuộc với các game thủ, từ chuột, bàn phím đến tai nghe, loa hay cả micro. Tuy nhiên đa số các sản phẩm của Razer đều hỗ trợ cho việc chơi game trên PC. Và...