Insurgency – quân phiến loạn
Insurgency đem đến trải nghiệm chân thật công bằng dù là người mới chơi hay một game thủ kỳ cựu.
Trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, game thủ chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt tựa game indie thuộc nhiều thể loại với mức độ qui mô khác nhau. Và Insurgency cũng nằm trong số đó. Tựa game FPS này tuy mới ra mắt chưa lâu nhưng đã nhận được những đánh giá khá tích cực từ cộng đồng game thủ thế giới nói chung, cũng như cộng đồng FPS nói riêng.
Bối cảnh game đưa người chơi đến với chiến trường hiện đại, đó là cuộc chiến giữa quân đội Mỹ và phe phiến quân Taliban. Có lẽ chủ đề chống khủng bố đã quá quen thuộc với những game thủ FPS, nhưng dù sao thì cốt truyện cũng không phải yếu tố được nhà phát triển Insurgency chú trọng, vì trong game cũng chẳng có phần Campaign để người chơi tìm hiểu cốt truyện.
Cũng như hầu hết các tựa game shooter hiện nay, Insurgency tập trung vào phần Multiplayers. Điều đó đồng nghĩa với việc game thủ phải có kết nối internet liên tục để thưởng thức tựa game. Cảm nhận đầu tiên của người chơi khi vào game đó là sự “đơn giản”. Từ bảng Menu bên ngoài cho đến khi vào trong trận, giao diện của game khá đơn giản và có phần thô sơ, điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì đây là một tựa game indie nên có lẽ chi phí để làm game cũng không nhiều như những tựa game AAA.
Nhưng điều đó cũng chẳng phải vấn đề to lớn đối với người chơi, vì khi đã hòa mình vào trận chiến bạn sẽ chẳng để ý tới những điều đó nữa. Nhà phát triển đã thiết kế Insurgency theo hướng của dòng game simulator (mô phỏng), chính vì thế chiến trường trong game vô cùng chân thật và khốc liệt. Mọi hành động dù nhỏ nhất cũng có thể quyết định sinh mạng của bạn, chỉ cần trúng vài viên đạn là bạn đã có thể gục ngã.
Video đang HOT
Cơ chế gameplay của game cũng được mô phỏng khá giống thực tế. Giao diện HUD trong game được đơn giản hóa đến mức tối thiểu, game thủ chỉ có thể biết được vài thông tin cơ bản như thời gian còn lại, các cứ điểm, chế độ bắn và số băng đạn bạn có. Game không cung cấp bản đồ cho người chơi nên game thủ phải hoàn toàn tự mò đường, những điều này tuy khá bất tiện nhưng lại đem đến trải nghiệm game chân thật đến tuyệt vời, giờ đây mọi đường đi nước bước của bạn đều phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Insurgency đòi hỏi ở người chơi khá nhiều kĩ năng như sự phối hợp giữa các đồng đội, tính chiến thuật, sự khéo léo và kĩ năng của bản thân.
Trong game có nhiều class cho người chơi lựa chọn, mỗi class lại có những vũ khí đặc trưng riêng. Hệ thống vũ khí trong game cũng tương đối đa dạng và đầy đủ các chủng loại, với hơn 20 loại vũ khí kèm theo đó là những phụ kiện để bạn tùy chỉnh. Vốn là game simulator nên các loại súng trong game cũng được mô phỏng sao cho giống thực tế nhất, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có hồng tâm, sẽ không có chuyện bắn vài viên rùi nạp lại được đúng số đạn đó (như đa số các game FPS thời nay).
Giờ đây người chơi phải tự nhẩm xem còn khoảng bao nhiêu đạn trong băng, vì nếu thay quá sớm thì sẽ lãng phí số đạn còn lại trong băng, trong khi số băng đạn lại hạn chế, còn nếu sắp hết đạn rồi mà không kịp thay thì sẽ dẫn tới tình huống hết đạn khi gặp kẻ địch và hậu quả sau đó thì chắc ai cũng biết. Độ giật của súng cũng vô cùng khủng khiếp, mỗi loại súng trong game đều có độ giật cũng như các chỉ số khác nhau, chính vì vậy người chơi cần tìm hiểu về thông số của chúng trước khi sử dụng. Nếu như game thủ chưa từng chơi qua dòng game simulator thì việc làm quen với game sẽ vô cùng khó khăn, thật may là nhà sản xuất đã tạo ra mục Practice để người chơi có thể thực hành kĩ năng của mình với Bot trước khi bước vào các trận chiến với người thật.
Số lượng mode trong Insurgency cũng rất đa dạng, từ co-op đến những mode PvP. Một ưu điểm cần phải nhắc đến của game so với những tựa game FPS ngày nay đó chính là sự “công bằng”. Trong game không hề có cấp độ, không có huy chương, danh hiệu, unlock item hay bất kì một hệ thống đánh giá cá nhân nào. Sau mỗi trận đấu thành tích của người chơi sẽ được hiện lên bảng điểm và chỉ có vậy!
Tất cả vũ khí và các class trong game cũng để cho người chơi sử dụng thoải mái mà không cần đạt yêu cầu gì cả, dù là người mới chơi hay game thủ kì cựu đều được hưởng những tính năng như nhau. Có lẽ đây cũng chính là điểm thu hút của tựa game, dù là game thủ FPS lâu năm hay Newbie đều có thể đến với game và thể hiện khả năng của mình.
Về phần đồ họa, đáng tiếc là game chỉ dừng lại ở mức khá (so với những tựa game hiện nay). Đối với một tựa game FPS indie thì có lẽ việc đòi hỏi đồ họa hoành tráng là điều khó khăn, tuy vậy game vẫn đem lại một trải nghiệm chân thật cho người chơi từ tiếng súng, tiếng la hét cho đến tiếng nổ vang trời của RPG, lựu đạn cùng khung cảnh chiến trường khốc liệt.
Có thể nói, Insurgency đã hoàn thành tốt vai trò của một tựa game FPS. Nếu như game thủ đã ngán ngẩm với những game shooter hiện đại thì đây sẽ là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Theo VNE
Bão FPS chưa kịp đổ bộ vào Việt Nam đã suy yếu thành áp thấp?
Game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) có thể nói là một trong số những dòng game trải nhiều thăng trầm ở Việt Nam. Sau nhiều biến cố, cuối cùng chỉ còn Đột Kích độc chiếm thị trường trong một thời gian dài. Tuy nhiên khi những quy định quản lý được nới lỏng, một loạt cái tên đình đám của dòng game FPS lần lượt đánh tiếng và xuất hiện, báo hiệu một cơn bão lớn sắp sửa kéo về làm thay đổi cục diện. Vậy giờ cơn bão ấy ở đâu?
Điểm qua những cái tên đã làm cộng đồng dậy sóng vừa qua. Đầu tiên là tiếng súng mở màn Peta City. Là người đi đầu, sản phẩm của Net2e đã thu hút sự quan tâm không nhỏ từ cộng đồng, đánh dấu kết cho sự độc bá của Đột Kích. Nhưng đáng tiếc, game để tình trạng hack, cheat tràn lan ngay ngày đầu mở cửa và dường như thể loại viễn tưởng không hợp với phần nhiều game thủ.
Đến quả bom WarFace phát nổ. Khác với Peta City, WarFace được biết đến từ trước khi về nước. Đồ họa đẹp, lối chơi nhiều cải tiến, được đánh giá cao... Sự bùng nổ ngày ra mắt của nó là điều tất yếu. Ai mà ngờ được game lại thoái trào nhanh đến như vậy. Những con số được người trong nghề truyền đi cho thấy lượng người chơi WarFace giảm sút nhanh đến mức báo động. Nhiều nguyên nhân được đưa ra lý giải như hack tràn lan, cash shop can thiệp quá sớm và quá sâu vào game, game quá khó với game thủ... nhưng trên tất cả là sự tiếc nuối dành cho một game đỉnh.
WarFace có thực sự thành công?
Và những sản phẩm chưa ra mắt
Thời điểm cuối năm ngoái, tin tức về một loạt FPS liên tục đổ về. Có lúc tưởng như các nhà phát hành đang trong chặng đua nước rút và sẽ thi nhau ra mắt con bài mình đang nắm. Nhưng sau khi WarFace mở cửa thì cơn sốt bất ngờ hạ nhiệt.
Đáng chú ý nhất trong số những sản phẩm còn đang được ấp ủ này có A.V.A, tựa game từng được đánh giá là một trong số những FPS xuất sắc nhất và cũng khá quen thuộc với game thủ Việt từ lâu. Nhưng từ đó tới nay đã không còn tin tức gì, theo nhiều thông tin thì VTC đã quyết định nhượng lại sản phẩm này và hiện vẫn chưa chắc chắn được đó là ai. Còn như Điểm Trắng, đã ra mắt hình ảnh Việt Hóa nhưng đến nay thì trang chủ cũng đã đóng lại.
Được biết vào thời điểm cuối năm ngoái, hầu như tất cả các nhà phát hành lớn đều nắm trong tay ít nhất một game FPS, sẵn sàng nhảy vào cuộc đua. Thế mà sau phát súng mở màn, tất cả lại vào thế án binh bất động khiến nhiều game thủ không khỏi hụt hẫng và lo lắng.
Điều này cũng có thể lý giải bởi không như thời gian đầu, khi thông tin có thêm game FPS được phát hành thì cộng đồng tỏ ra rất sốt sắng, chờ đợi. Nhưng đến khi game ra mắt thì phản ứng và sự tiếp nhận của game thủ dường như không giống với tiên liệu của những người trong cuộc. Những sản phẩm đi trước không thực sự thành công khiến cuộc đưa giảm nhiệt. Không còn bị đe dọa chiếm hết thị phần, các sản phẩm chưa ra mắt chắc chắn sẽ phải đánh giá lại nhu cầu thực sự của game thủ và chuẩn bị kỹ hơn trước.
Chưa thể biết những cái tên tiếp theo bao giờ mới khai mở và cơn bão FPS dường như đang tự thu mình lại để tích tụ thêm năng lượng. Hy vọng rằng nó sẽ sớm bùng nổ trở lại để người chơi được trải nghiệm những màn đấu nảy lửa và game FPS sẽ một lần nữa càn quét làng game Việt.
Theo VNE
Vấn đề chuyển ngữ tiếng Việt trong DOTA 2: Chưa được 15% 15% là tỷ lệ nội dung đã được Steam phê duyệt tính trên toàn bộ hệ thống và nếu tính riêng cho game DOTA 2 thì con số này hiện còn nhỏ hơn rất nhiều. Cộng đồng game thủ sử dụng Steam và chơi các game của Valve trên hệ thống này được ước tính khoảng hơn 75 triệu người, sử dụng 26...