[Infographics] Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào 2030
Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia là nhằm giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030
Mục tiêu của Chiến lược là nhằm giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế- xã hội./.
Dịch AIDS sẽ chấm dứt tại Việt Nam vào năm 2030
Bộ Y tế đang chủ trì dự thảo Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, gồm 11 giải pháp, để đạt được mục tiêu đã đề ra trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Tuyên truyền về HIV/AIDS tại Việt Nam. Ảnh: PV
Video đang HOT
Việt Nam là điểm sáng trong phòng, chống AIDS
Theo thông tin từ Bộ Y tế, ở Việt Nam, ước tính hiện có khoảng 230.000-250.000 người nhiễm HIV, trong đó có khoảng 210.000 người đã biết tình trạng nhiễm HIV. Đến nay, trên 103.000 người nhiễm HIV đã tử vong; 100% tỉnh, thành phố và 98% số quận, huyện đã phát hiện người nhiễm HIV.
Các tổ chức y tế trên thế giới đánh giá: Nhận thức rõ tác động tiêu cực của dịch HIV/AIDS, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS, trong đó có Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 608/2004/QĐ-TTg ngày 25.5.2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc triển khai đồng bộ các giải pháp chiến lược đã giúp ngăn chặn tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS, liên tục giảm số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyển sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hằng năm, hoàn thành tốt mục tiêu khống chế tỉ lệ nhiễm HIV dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư vào năm 2020. Ước tính, trong 20 năm qua, cả nước đã dự phòng cho hơn 400.000 người không bị nhiễm HIV và 150.000 không bị tử vong do AIDS. Việt Nam được thế giới đánh giá là một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS.
Cơ hội để chấm dứt dịch AIDS
Tuy tình hình HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 với số người nhiễm HIV mới được phát hiện giảm dưới 1.000 trường hợp/năm. Đặc biệt, HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của cộng đồng nếu có một chiến lược quốc gia phù hợp về chấm dứt dịch AIDS và được tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả.
Bộ Y tế đã đề xuất dự thảo Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS lên sự phát triển kinh tế-xã hội.
Cụ thể, mở rộng và đổi mới các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, tỉ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2030. Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV, đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm. Tỉ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình đạt 95% vào năm 2030. Giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch HIV/AIDS ở các nhóm nguy cơ cao.
Đồng thời, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS. Tỉ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng virus HIV đạt 95%. Tỉ lệ người được điều trị thuốc kháng virus HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 95%. Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.
Bên cạnh đó, củng cố và tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Trong đó, tỉ lệ nguồn tài chính trong nước đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2030.
11 nhóm giải pháp
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Bộ Y tế đề xuất 11 nhóm giải pháp. Trong đó, có nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV.
Cụ thể, mở rộng độ bao phủ dịch vụ điều trị HIV/AIDS bằng cách: Điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (thuốc ARV) cho những người nhiễm HIV ngay sau khi được chẩn đoán xác định. Mở rộng điều trị HIV/AIDS tại các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, các trung tâm chữa bệnh, giáo dục, lao động xã hội, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức khác.
Đồng thời, tăng cường tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Điều trị ngay thuốc ARV cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Chẩn đoán sớm, quản lý và điều trị cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV. Tăng cường dự phòng mắc lao ở người nhiễm HIV; tăng cường phát hiện bệnh lao ở người nhiễm HIV và phát hiện nhiễm HIV ở bệnh nhân lao; điều trị đồng nhiễm lao/HIV.
Mở rộng điều trị đồng nhiễm HIV với viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tăng cường dự phòng mắc viêm gan B, C ở người nhiễm HIV. Tăng cường phát hiện viêm gan B, C ở người nhiễm HIV và phát hiện nhiễm HIV ở bệnh nhân viêm gan B, C. Tăng cường hoạt động dự phòng, giám sát HIV kháng thuốc, cảnh giác dược và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc ARV trong điều trị HIV/AIDS. Lồng ghép theo dõi cảnh báo sớm HIV kháng thuốc vào quản lý chất lượng điều trị HIV/AIDS.
Về trách nhiệm, ngoài Bộ Y tế chủ trì, các bộ, ngành khác đều phải vào cuộc, trong đó có truyền thông để đảm bảo dịch AIDS sẽ được ngăn chặn hoàn toàn tại Việt Nam năm 2030.
Việt Nam đã trải qua 30 năm đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Từ đầu đại dịch đến nay, khoảng 102.000 người đã tử vong do AIDS. Ước tính, cả nước hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV đang còn sống.
HOÀNG LÂM
Người già làm răng giả không để "làm đẹp"! Người cao tuổi đa phần bị hư răng, rụng răng gây ảnh hưởng tới sức nhai và sức khỏe. Thế nhưng khi vào bệnh viện để làm răng giả, tôi được nhân viên y tế cho biết phải trả phí vì BHYT không thanh toán khoản này. Ảnh minh họa Ngoài ra, khi tôi bị tai nạn rách da đầu phải vào bệnh...