[Infographics] Bộ Tài chính kiến nghị giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Tại Hội nghị trực tuyến về sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020 tổ chức ngày 25/6/2020, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương triển khai một số giải pháp nhằm đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài những tháng cuối năm.
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài: Không quyết liệt, khó đạt mục tiêu
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện những giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài.
Gỡ khó cho nền kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến về sơ kết và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài năm 2020 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhấn mạnh: Hiện nay, việc thực hiện các dự án, giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài đang rất chậm. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nếu giải ngân tốt, sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2020 cũng như cho cả giai đoạn 2016 - 2020.
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến ngày 24/6, giải ngân nguồn vốn nước ngoài mới đạt 7.427 tỷ đồng, bằng 13,1% so với dự toán. Trong số đó, giải ngân của các bộ, ngành trung ương chỉ đạt 15,46% dự toán được giao. Tình hình giải ngân ở các địa phương cũng đang rất chậm. Giải ngân của các địa phương đạt 4.611 tỷ đồng, bằng 11,98%. Chỉ có 14 địa phương đạt tỷ lệ giải ngân trên 20%. Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ giải ngân hiện là 4,13%.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, với 6 tháng còn lại của năm 2020, nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ đặt ra còn rất nhiều, là thách thức cho tất cả các bộ, ngành, địa phương. "Nếu các bộ, ngành, địa phương không có những biện pháp kịp thời dẫn đến việc lặp lại tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn vay nước ngoài như các năm trước đây sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và ảnh hướng đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn trung hạn 2016 - 2020" - Thứ trưởng Hà cho hay.
Cần biện pháp mạnh tay
2020 được xem là năm của đầu tư công, vốn đã được giao rất sớm từ đầu năm. Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng cũng liên tục chỉ đạo, đôn đốc. Tháng 4/2020, Thủ tướng đã trực tiếp chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Riêng Bộ Tài chính, ngay từ quý I/2020, Bộ Tài chính đã gửi 5 văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương sớm phân bổ và nhập Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách) số dự toán được giao để có cơ sở thanh toán vốn. Nhưng đến nay, vẫn còn một số bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết dự toán đầu tư cho từng dự án, chưa nhập hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc. Như vậy, bên cạnh tác động của dịch bệnh, nguyên nhân quan trọng của tiến độ chậm là do chủ quan thực hiện của các cơ quan chủ quản, chủ dự án.
Bên cạnh đó, tiến độ chậm do một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư tổng mức đầu tư, hiệp định vay. Theo bà Phạm Thị Hồng Hà - Giám đốc Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh, nguyên nhân chính khiến tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài thấp là do thành phố đang trình Thủ tướng cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm thủ tục điều chỉnh dự án. Bà Phạm Thị Hồng Hà cho biết thêm, dự kiến, hết tháng 7/2020, khi các kiến nghị được giải quyết, TP. Hồ Chí Minh sẽ giải ngân vốn nước ngoài vay lại được khoảng 7.630 tỷ đồng, đạt 53,76% so với kế hoạch và tiếp tục có đà phấn đấu đạt mức cao nhất, hoàn thành chỉ tiêu giải ngân năm 2020.
Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn năm 2020 vẫn cao gấp 3,6 lần so với mức cùng kỳ năm 2019, nhưng với tốc độ giải ngân như hiện nay và việc nền kinh tế tiếp tục chịu tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho rằng, nếu các cấp, ngành, địa phương và chủ dự án không có giải pháp quyết liệt, khắc phục khó khăn, khó hoàn thành nhiệm vụ đã được Quốc hội và Chính phủ giao đối với nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi của năm 2020.
Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành để xử lý các vướng mắc phát sinh hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; đồng thời sẽ chỉ đạo toàn ngành Tài chính chủ động triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Thực trạng giải ngân vốn đầu tư công: Thừa vốn, khó tiêu Các nơi đều xin vốn nhưng đến lúc có vốn lại không làm đến nơi đến chốn, thậm chí có đơn vị, địa phương xin giảm, cắt, đó là thực trạng bức tranh giải ngân vốn đầu tư công hiện nay. Mặc dù không ít đơn vị, địa phương phát động, coi như một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tuy nhiên, trong...