Infographic: UAV MQ-9, ‘ác điểu bầu trời’ và khúc bi tráng tại Trung Đông
“Ác điều bầu trời” MQ-9 Reaper (Mỹ sản xuất) của Không quân Italy đã bị rơi gần thành phố Tarhuna, phía Đông Nam Thủ đô Tripoli của Libya, vào ngày 20/11.
Bộ Tổng tham mưu Quốc phòng Italy đã xác nhận thông tin máy bay không người lái MQ-9 bị rơi trên lãnh thổ Libya, trong lúc nó đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho chiến dịch Mare Sicuro – một hoạt động tuần tra hàng hải ngoài khơi bờ biển Libya. Hiện chưa rõ chiếc UAV chiến đấu này bị rơi do lỗi kỹ thuật hay bị bắn hạ do một lực lượng đang tham chiến tại Lybia. Được biết quốc gia Bắc Phi này đang xảy ra nội chiến gữa Chính phủ Đoàn kết dân tộc Lybia (GNA), có trụ sở tại Tripoli và đứng đầu là ông Fayez al-Serraj và lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar đứng đầu và có trụ sở tại Benghazi.
Hiện tại, Italy ủng hộ lực lượng GNA. GNA được Liên hợp quốc thành lập năm 2015 nhưng nhận được rất ít sự hỗ trợ quốc tế ngoài Italy và Thổ Nhĩ Kỳ. Đối thủ chính của GNA là LNA.
LNA từng tuyên bố đã bắn hạ một máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ trên sân bay Mitiga ở Tripoli vào tháng 9-2019. Sáng 20-11, LNA cũng cho biết đã bắn hạ một máy bay không người lái khác, theo Libya Observer. Hiện chưa rõ liệu đây có phải là chiếc máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Không quân Italy hay không.
Ra đời từ năm 2001 và được sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 2007. MQ-9 Reaper là chiếc máy bay không người lái trinh sát-tấn công hiện đại nhất thế giới tính đến thời điểm này. Hiện chúng đang được không quân Mỹ sử dụng tích cực tại các điểm nóng trên thế giới có sự hiện diện của quân đội nước này. Ngoài ra còn một số quốc gia đồng minh của Mỹ cũng sử dụng “ác điểu bầu trời”.
MQ-9 Reaper được điều khiển từ xa qua tín hiệu vệ tinh hoặc thông qua các trạm điều khiển mặt đất truyền thông tin nối tiếp nhau. Nó có khả năng bay liên tục 14 tiếng trên không, với 7 giá treo, có thể mang theo tới 14 tên lửa diệt tăng Hellfire, hoặc tên lửa đối không Stinger. Với các sensor cảm biến quang điện tử radar, MQ-9 Reaper có thể tự động tìm kiếm phát hiện, theo dõi và dẫn đường chính xác cho tên lửa hoặc bom thông minh tiêu diệt mục tiêu.
MQ-9 từng tung hoàng trên khắp mặt trận tại Afghanistan cũng như tại chiến trường Syria, chúng trở thành nỗi khiếp sợ cho lực lượng tăng thiết giáp và bộ binh đối phương trên mặt đất. Tuy nhiên tại Trung Đông, loại máy bay này đang bị gặp nguy hiểm bởi vũ khí từ các phe phái tham chiến trong các cuộc xung đột tại vùng đất đang nóng bỏng này. Trước đó ít nhất phiến quân Houthi cũng tuyên bố bắn hạ 2 UAV MQ-9 do Mỹ sản xuất.
Cùng tìm hiểu thông số kỹ thuật của loại vũ khí đáng sợ này.
Video đang HOT
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Tổng thống Putin trên đà thắng lớn ở Trung Đông
Mỹ rút quân khỏi Syria, phe đối lập bắt tay với quân đội chính phủ, chiến lược của Tổng thống Putin tại Trung Đông đang trên đà thắng lợi lớn.
Sau nhiều năm đấu tranh để khẳng định vị thế của Moscow trên trường quốc tế, chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang dần khẳng định vị thế của Nga ở Trung Đông, CNN cho biết. Hôm 15/10, lực lượng quân đội chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn đã lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại ở bắc Syria.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, các đơn vị cảnh sát vũ trang của Nga đang tuần tra trên tuyến đường dọc theo biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, quân đội chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn giành toàn quyền kiểm soát thị trấn Manbij và các khu vực lân cận.
Nga đáng tin hơn Mỹ?
Tình hình địa chính trị tại Trung Đông đang thay đổi nhanh chóng, mang lại lợi ích to lớn cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Việc Mỹ rút quân khỏi miền bắc Syria, kết hợp với chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, tạo cơ hội hình thành liên minh với người Kurd vừa bị Mỹ bỏ rơi.
Các sự kiện ở bắc Syria diễn ra sau khi Moscow bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế để ủng hộ Tổng thống Assad trong cuộc nội chiến kéo dài ở Syria. Điều đó khiến Moscow trở thành lực lượng duy nhất và sẵn sàng bảo vệ người Kurd ở Syria trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Putin được chào đón nồng nhiệt ở UAE. Ảnh: Khaleej Times.
Việc Mỹ rút quân và bỏ mặc người Kurd được xem như "một sự phản bội", thì người Nga lại tạo ra một niềm tin, rằng Moscow là đồng minh đáng tin cậy nhất trong cuộc chiến này.
Cùng lúc với việc quân đội chính phủ Syria liên minh với người Kurd, Tổng thống Vladimir Putin có chuyến công du đến 2 quốc gia quan trọng ở Trung Đông là UAE và Saudi Arabia.
Tại Riyadh, một trong những đồng minh thân cận của Mỹ, Tổng thống Putin được chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm đầu tiên của ông đến vương quốc này sau hơn 10 năm. Điện Kremlin gọi đó là "chuyến thăm đáp lễ", sau chuyến công du của Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud đến Nga vào năm 2017.
Các quan chức Nga nói trước chuyến công du của Tổng thống Putin, rằng đó là mối quan hệ đối tác tự nhiên. Các nhà xuất khẩu dầu lớn của thế giới cần hợp tác để ổn định thị trường.
Tuy vậy, giới phân tích phương Tây cho rằng chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Saudi Arabia và UAE không chỉ giới hạn trong các vấn đề về dầu mỏ. Phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, Quốc vương Salman cho biết ông đánh giá cao vai trò hiệu quả của Nga trong khu vực và trên toàn thế giới.
Tuyên bố của Quốc vương Salman đã nhấn mạnh rằng chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Putin là "một cuộc đảo chiều ngoại giao" đúng lúc, đặt Moscow vào trung tâm địa chính trị của khu vực.
Lời cảnh báo đối với Mỹ
Những phát biểu đầy tính thiện chí của Quốc vương Salman có thể coi là một lời cảnh báo của vương quốc này đối với Mỹ. Tại Washington, ngày càng có nhiều sự chỉ trích của các nhà lập pháp Mỹ nhằm vào Saudi Arabia, như vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi vào năm ngoái.
Tổng thống Putin và Quốc vương Salman của Saudi Arabia trong lễ đón chính thức tại Riyadh ngày 14/10. Ảnh: AP.
Các chỉ trích dồn về vấn đề sát hại thường dân trong chiến dịch can thiệp quân sự vào nội chiến ở Yemen do Saudi Arabia dẫn đầu, chống lại phiến quân Houthi. Dù vương quốc này phủ nhận mọi cáo buộc. Quốc hội Mỹ thậm chí đã cố gắng ngăn chặn việc bán vũ khí cho Saudi Arabia.
Trong khi đó, Riyadh là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Tất nhiên, Saudi Arabia vẫn là một đồng minh trung thành của Mỹ. Thực tế, trong vài tháng qua, Mỹ đã tuyên bố triển khai thêm 3.000 binh sĩ tới Saudi Arabia để tăng cường phòng thủ, trong bối cảnh căng thẳng với Iran.
Tuy vậy, sự chỉ trích của các nhà lập pháp Mỹ, những quan ngại về cam kết ngoại giao của Washington đối với khu vực, đã thúc đẩy Saudi Arabia tìm kiếm người bạn đáng tin cậy và ít phán xét hơn.
"Những ngày tháng của một đối tác chiến lược duy nhất đối với vương quốc đã biến mất", một quan chức cấp cao của Saudi Arabia nói với CNN. Cũng giống như ở miền bắc Syria, Nga đã sẵn sàng để bước vào.
Theo Zing.vn
Mỹ phản bội người Kurd: "Món quà" dâng cho Tổng thống Putin và Assad Tổng thống Mỹ Donald Trump trong suốt nhiều tháng qua rõ ràng đã có ý muốn rời khỏi chiến trường Syria, có lần từng gọi đất nước này là chả có gì ngoài "cát và sự chết chóc". Và như ông Trump đã nhiều lần chỉ ra, ông được người dân Mỹ bỏ phiếu là nhờ vào lời hứa sẽ rút nước Mỹ...