Infographic: Sức mạnh xe chiến đấu bộ binh vừa chính thức lộ diện của Việt Nam
Dù đã có mặt trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) từ lâu, song cho đến gần đây những hình ảnh chính thức về dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-2 mới được công bố bên cạnh xe tăng T-90S.
Hiện QĐNDVN đang duy trì khoảng 150 xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được trang bị hỏa lực mạnh với pháo bắn nhanh và tên lửa diệt tăng. Đây là loại xe bọc thép tốt nhất của bộ binh cơ giới của Việt Nam ở thời điểm hiện tại, đây cũng là một trong những xe chiến đấu bộ binh hàng đầu Đông Nam Á.
Được biết Việt Nam đã có loại xe này trong biên chế từ đầu thập niên 1990 song cho tới gần đâynhững hình ảnh chính thống của loại vũ khí này mới xuất hiện.
Tại hội nghị Công tác toàn quân năm 2019 vừa qua, QĐNDVN đã trưng bày một số vũ khí trang bị cho các đại biểu tham dự hội nghị tham quan. Trong số đó có xe tăng chiến đấu chủ lực T-90, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga, tên lửa phòng không tầm trung Spyder-MR của Israel.
Video đang HOT
BMP-2 là thế hệ xe chiến đấu bộ binh thứ hai, được Liên Xô thiết kế và đưa vào chế tạo từ thập niên 1980. So với BMP-1, BMP-2 được cải tiến mạnh mẽ về khả năng bảo vệ trước hỏa lực của đối phương.
BMP-2 có tháp xe rộng hơn so với BMP-1. Xa trưởng sẽ ngồi trong tháp xe cùng với pháo thủ. Ngoài kíp xe, xe chỉ mang theo tối đa 7 chiến sĩ thay vì 8 như xe BMP-1. Hỏa lực trên xe trở nên mạnh hơn với pháo tự động 2A42 30 mm, súng máy PKT đồng trục 7,62 mm cùng hộp đạn 2.000 viên, và tên lửa chống tăng 9M111 Fagot hoặc 9M113 Konkurs. Ngoài ra, xe có thể được trang bị cả RPG-7 với cơ số đạn là 5 quả. Số lỗ châu mai mỗi bên xe giảm xuống còn 2.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
"Chơi trội" ở Đông Nam Á, Philippines công khai ý định mua tên lửa siêu thanh BrahMos
BrahMos là vũ khí được phát triển chung bởi Ấn Độ-Nga, vốn được coi là tên lửa nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, khi có thể bắn trúng mục tiêu ở tốc độ Mach 3.
BrahMos được đánh giá là tên lửa nguy hiểm nhất thế giới.
Trong một động thái được cho là sẽ làm thay đổi cán cân quân sự ở Đông Nam Á, quân đội Philippines tuyên bố nước này có thể đi tiên phong trong việc mua tên lửa hành trình chống hạm BrahMos.
Đây là vũ khí được phát triển chung bởi Ấn Độ-Nga, vốn được coi là tên lửa nguy hiểm nhất thế giới hiện nay, khi có thể bắn trúng mục tiêu ở tốc độ Mach 3.
Theo Sputnik, mới đây, quân đội Philippines đã trình bày một bản mô phỏng tên lửa chống hạm trên đất liền BrahMos tại một cuộc triển lãm vũ khí ở Manila.
Quân đội Philippines vào tháng 10 đã kích hoạt hệ thống tên lửa mặt đất đầu tiên. Chính vì vậy, tên lửa mới của nước này một khi đàm phán mua bán thành công sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2024.
Người phát ngôn quân đội Philippines Ramon Zagala nói rằng, trong chuyến thăm hữu nghị của hai tàu chiến Ấn Độ mới đây, các quan chức quân đội Philippines đã được giới thiệu tóm tắt về tên lửa BrahMos.
Zagala nói thêm rằng quân đội Philippines rất quan tâm đến việc mua loại tên lửa này vì nó sẽ tăng cường các hoạt động phòng thủ bờ biển của đất nước. Theo giới quan sát, các cuộc đàm phán về mua tên lửa đang được hai nước thực hiện.
Trước đó, Giám đốc tập đoàn BrahMos - một liên doanh phát triển giữa Nga và Ấn Độ hồi tháng 8 cho biết, một số quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua tên lửa tiên tiến này. Tuy nhiên, vẫn chưa có xác nhận liệu Nga có chấp thuận việc bán BrahMos cho Philippines hay không.
"Quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ với Mỹ cùng với quan hệ ngày càng khăng khít giữa Nga với Trung Quốc đang tạo nên sự phân cực trong việc bán tên lửa Brahmos. Ấn Độ sẽ không cho phép bán tên lửa này cho các đối thủ của Mỹ và Nga sẽ không cho phép bán hàng cho các đối thủ Trung Quốc, vì vậy Brahmos chưa biết sẽ bán cho ai", nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ Virainder K Thakur đặt câu hỏi.
Theo nguoiduatin.vn
Vũ khí Nga qua mặt Mỹ ở thị trường Đông Nam Á Dù kém Mỹ về thị phần toàn cầu, nhưng Nga lại là nha cung cấp vũ khí hàng đầu cho các quốc gia Đông Nam Á với giá trị 6,6 tỷ USD giai đoạn 2010-2017. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các quốc gia Đông Nam Á đã tăng chi tiêu mua sắm vũ khí trong giai đoạn 2010-2017....