[Infographic] Các mốc thời gian thực hiện lựa chọn sách giáo khoa
Sau khi Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa mới trong cơ sở giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục bắt đầu triển khai công tác lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 để có thể bắt đầu sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021.
HOA LÊ – DUY LONG
Theo Nhân dân
Video đang HOT
Đa dạng thành phần chọn sách giáo khoa: Nên hay không?
Việc Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT) đã dấy lên những ý kiến nhiều chiều. Nhiều ý kiến băn khoăn, SGK là lựa chọn mang tính chuyên môn, có nên đưa phụ huynh vào thành viên hội đồng hay không?
Học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công quận Đống Đa trong giờ học toán. Ảnh: Phạm Hùng
Giáo viên dạy Tiếng Việt được chọn sách Toán?
Tại Điều 4 và 5 của dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK nêu rõ, Hội đồng lựa chọn SGK của cơ sở GDPT (Hội đồng) do người đứng đầu cơ sở GDPT thành lập, giúp cơ sở GDPT lựa chọn SGK. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập 1 Hội đồng. Trong trường hợp trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 Hội đồng. Quy định về thành phần, bản dự thảo nêu: "Hội đồng bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Nhìn vào cơ cấu trên, có thể nhận thấy, các giáo viên trực tiếp giảng dạy các bộ môn khác nhau có thể tham gia chọn sách ở bộ môn không phải mình đang giảng dạy.
Nhiều người cho rằng, thành phần chọn sách "quá đa dạng, không cần thiết". Có ý kiến hoài nghi, Hội đồng tham gia chọn cả bộ sách, với những môn học khác nhau, vậy những trường hợp không giảng dạy, không có chuyên môn về môn học đó liệu có đảm bảo chuyên môn? Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, GS.TS Lê Phương Nga (Chủ biên môn Tiếng Việt lớp 1) phân tích: "Nếu ở cấp tiểu học, mỗi giáo viên sẽ phải phụ trách ít nhất 3 môn học, có thể đứng lớp cả môn Toán và Tiếng Việt. Do vậy, việc họ có tên trong thành phần tham gia hội đồng chọn sách các môn khác nhau không có gì lấy làm lạ. Tuy nhiên, ở cấp THCS, hay THPT, mỗi giáo viên sẽ chỉ giảng dạy một bộ môn để đảm bảo tính chuyên sâu của môn học".
Cô Nguyễn Thị Hiền - giáo viên một trường THCS tại quận Hai Bà Trưng phân tích: "Khi lựa chọn SGK, việc các giáo viên cùng giảng dạy môn học tham gia Hội đồng vô cùng quan trọng để các cuốn sách được lựa chọn sẽ tiệm cận thực tiễn giảng dạy". Đồng quan điểm, cô Trần Hồng Bắc - giáo viên trường THPT Tân Lập (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho rằng, việc có đủ "ban bệ" tham gia vào Hội đồng là cần thiết, trong đó có các nhà quản lý. Bởi họ sẽ có cái nhìn khác trong quá trình lựa chọn. Tuy vậy, khi lựa chọn từng bộ môn, từng cuốn SGK, cần thiết thành phần lựa chọn phải là đa số giáo viên giảng dạy môn học đó.
Liên quan nội dung thành phần tham gia Hội đồng có cả phụ huynh học sinh, cô Bắc nói thêm: "SGK là lựa chọn mang đậm tính chuyên môn, chỉ các giáo viên mới thật sự cảm nhận được đầy đủ tính phù hợp với học sinh. Do đó, việc đưa phụ huynh vào Hội đồng là không thật cần thiết".
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về tình huống có thể coi là hy hữu khi các thành viên của Hội đồng không đạt quá 50% khi đồng ý lựa chọn SGK, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho hay, nếu thực tế xảy ra như vậy, các thành viên của Hội đồng dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng sẽ tiến hành thảo luận, đánh giá lại để xem xét đầy đủ hơn, cho đến khi đạt được trên 50% sự đồng ý từ các thành viên. Tuy nhiên, trước câu hỏi: "Giả thiết thảo luận, đánh giá nhưng vẫn không đạt thì làm thế nào?" - Phó Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành chia sẻ "chưa tính đến"!
Tình huống "gây khó"
Tại Điều 8 của dự thảo Thông tư nêu quy trình lựa chọn SGK. Theo đó, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục lựa chọn SGK của các tổ chuyên môn và SGK được lựa chọn phải trên 50% thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý. Như vậy, nếu không đủ 50% thành viên thông qua, bộ sách sẽ không được chọn. Luật sư Lê Văn Thiệp - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nhận định: "Theo tư duy soạn thảo văn bản pháp luật, nếu đã quy định cụ thể tỷ lệ thông qua, có nghĩa khi không đảm bảo được tỷ lệ đó, văn bản hay chế định đó sẽ không được thông qua. Ở tình huống này, khi không đủ quá bán thành viên của Hội đồng bỏ phiếu đồng ý, chắc chắn cuốn sách, bộ sách ấy sẽ không được lựa chọn". Như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một tình huống "gây khó" cho quá trình áp dụng tại các cơ sở giáo dục hay đơn vị được chọn SGK.
Trao đổi với phóng viên về phương án xử lý "tình huống khó" này, ông Nguyễn Văn Chiến - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phân tích: "Trong tình huống này, các nhà trường hay các cơ sở giáo dục được lựa chọn SGK có thể chủ động báo cáo tới cấp có thẩm quyền để xin ý kiến, hướng dẫn. Ở đây, các sở GD&ĐT đóng vai trò chủ đạo. Lãnh đạo các sở này sẽ lắng nghe, tập hợp ý kiến và báo lên Bộ GD&ĐT để xử lý tình huống. Có thể đó sẽ là các văn bản hướng dẫn nội bộ".
Cũng theo ông Nguyễn Văn Chiến, do đây mới là dự thảo Thông tư, khi cơ quan có thẩm quyền biết được những vướng mắc này, có thể điều chỉnh, bổ sung chế định liên quan để hoàn thiện văn bản.
Theo kinhtedothi
Phân hóa như... chọn sách giáo khoa mới Để tránh lãng phí, tăng cường khai thác sách giáo khoa cũ, không gì hơn các trường trong tỉnh có chung một bộ sách giáo khoa lớp 1 ngay trong năm học 2020-2021 Bên cạnh dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19), việc chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 đang nhận được...