[Info] Siêu tàu sân bay Mỹ mang gần trăm máy bay theo dõi Nga, Syria tập trận
Tàu sân bay Mỹ Harry S. Truman Mỹ mang theo hàng chục tiêm kích đang ngày đêm theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận chung đầu tiên của Nga – Syria trên Địa Trung Hải…
Tàu sân bay Harry S. Truman cùng hơn 80 máy bay các loại đang giám sát các hoạt động của hải quân Nga trên Địa Trung Hải, trong bối cảnh Nga vừa tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên trên biển với Syria và sẽ tiến hành thêm các cuộc diễn tập chung với hải quân Trung Quốc và Iran vào cuối tháng này.
Đô đốc James Foggo, chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi, cho biết: Việc 30 chiến hạm của Nga xuất hiện cùng lúc ở bờ biển ngoài khơi Syria là lần hiện diện quân sự lớn nhất của nước này từ năm 1991 tới nay. Ông bày tỏ lo ngại rằng Nga có thể đang tìm cách kiểm soát Địa Trung Hải và xa hơn.
“Chúng tôi hiện diện ở đây để nhắc nhở họ sẽ phải trả giá và đối mặt với rủi ro nếu làm vậy, chúng tôi không cho phép điều đó”, Đô đốc Foggo nói với các phóng viên trên tàu USS Harry S. Truman hôm qua (23/12).
Khoảng 2.000 quân nhân Nga và Syria cùng 10 chiến hạm và các máy bay từ căn cứ Khmeimim tham gia cuộc tập trận ngoài khơi quân cảng Tartus hồi tuần trước. Các quân nhân tập phối hợp tác chiến trên biển, đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) trên bộ, phòng thủ và đẩy lùi các cuộc tấn công nhằm vào căn cứ Tartus.
Tàu sân bay USS Harry S. Truman
Video đang HOT
Tàu sân bay Harry S. Truman mang theo hàng chục tiêm kích F-18, được hộ tống bởi 5 khu trục hạm cùng các tàu ngầm và tàu hỗ trợ khác. Trinh sát cơ P-8 Poseidon cũng được điều động để phát hiện tàu ngầm hạt nhân của Nga hoạt động trong khu vực gần nhóm tác chiến.
“Chúng tôi vẫn đang duy trì lợi thế cạnh tranh song lực lượng Nga ngày một tốt hơn. Chúng tôi không thấy gì ngoài việc Nga tăng cường sự hiện diện quân sự tại Địa Trung Hải. Chúng tôi chưa rõ họ định gửi thông điệp gì, song cho rằng có lẽ chúng không phải là hòa bình và thịnh vượng”, Đô đốc Foggo nói.
5 năm trước, Nga gần như không có sự hiện diện đáng kể nào ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên, mọi việc thay đổi kể từ khi nước này triển khai lực lượng tới Syria tham gia chiến dịch chống khủng bố năm 2015.
Tartus trở thành căn cứ hải quân vùng biển ấm duy nhất của Nga, đóng vai trò quan trọng giúp Moskva gia tăng hiện diện quân sự ở Syria và khu vực. Bộ Quốc phòng Nga cho biết tới nay đã có hơn 63.000 quân nhân Nga và hơn 200 vũ khí tham gia “thử lửa” tại chiến trường Syria, trong đó có tiêm kích Su-57.
Đô đốc Foggo bày tỏ lo lắng trước lực lượng tàu ngầm tối tân của Nga đang hoạt động tại khu vực Biển Đen và Bắc Âu. “Mối đe dọa từ tàu ngầm chúng ta phải đối mặt ngày nay rất khác thời Chiến tranh Lạnh. Các tàu ngầm của Nga hợp với tàu chiến mặt nước trở thành lực lượng mạnh mẽ”, ông Foggo nói.
Hải quân Mỹ trong năm 2018 có số lần điều động lực lượng tới Biển Đen cao nhất từ trước đến nay nhằm đối phó với Nga. Viện Hải quân Mỹ cho biết trong năm nay có 8 chiến hạm nước này đã tới Biển Đen, khu vực chiến lược của Nga và một số quốc gia khác.
Theo annninhthudo.vn
Tiêm kích Nga vờn tàu sân bay Mỹ năm 2000
Tiêm kích Su-27 Nga lượn trên đầu tàu sân bay USS Kitty Hawk suốt 40 phút mà không bị cản trở do sự thiếu sẵn sàng của chiến hạm Mỹ.
"Ngày 17/10/2000, một cường kích Su-24 và tiêm kích Su-27 Nga bay qua đầu tàu sân bay USS Kitty Hawk trên biển Nhật Bản. Hành động này dường như đã khiến thủy thủ đoàn của con tàu bất ngờ, không kịp triển khai máy bay trực chiến lên chặn biên đội phi cơ Nga", Bộ tư lệnh Di sản và Lịch sử hải quân Mỹ viết trên trang web chính thức.
Đây được coi là thất bại đáng xấu hổ của hải quân Mỹ khi biên đội máy bay Nga lượn nhiều vòng qua tháp chỉ huy hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk ở độ cao chỉ 60 m mà không bị bất cứ chiến đấu cơ nào của không đoàn tàu sân bay cản trở.
Boong tàu USS Kitty Hawk được phi công Nga chụp ảnh ngày 17/10/2000. Ảnh: USNI.
"Biên đội Su-27 và Su-24 vọt qua đầu chúng tôi với tốc độ hơn 900 km/h. Họ lượn thêm hai vòng trước khi chúng tôi có thể cho một máy bay tác chiến điện EA-6B Prowler xuất phát. Tiêm kích Su-27 vờn quanh nó như thể một con gấu sắp ăn thịt con mồi, tổ lái Prowler phải gào lên cầu cứu trước khi chiến đấu cơ F/A-18 đầu tiên rời boong", một sĩ quan giấu tên trên đài chỉ huy USS Kitty Hawk khi đó tiết lộ.
Phi công Nga thậm chí còn chụp ảnh boong tàu sân bay Mỹ, cho thấy sự hỗn loạn khi thủy thủ đoàn cố gắng chuẩn bị cho chiến đấu cơ xuất phát, còn phần lớn máy bay đang trong trạng thái nghỉ, không thể cất cánh. Bức ảnh được tư lệnh không quân Nga gửi tới hạm trưởng USS Kitty Hawk bằng email, trước khi được đăng trên tạp chí nội bộ của hải quân Mỹ vào năm 2003.
Đại tá Kevin Wensing, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương hải quân Mỹ, khẳng định nhóm tác chiến tàu sân bây Kitty Hawk đã phát hiện biên đội máy bay Nga qua radar và áp dụng hành động phù hợp. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tàu sân bay Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ và bị động trong sự việc này.
"Boong tàu rõ ràng không đủ điều kiện để tiêm kích xuất phát. USS Kitty Hawk mất tới 40 phút kể từ khi có lệnh xuất kích cho đến khi chiếc EA-6B Prowler cất cánh. Nó vốn không thể làm nhiệm vụ đánh chặn và cũng không phải đối thủ của biên đội chiến đấu cơ Nga", sử gia Mark Turner nhận xét.
USS Kitty Hawk diễn tập ngoài khơi Nhật Bản năm 2007. Ảnh: US Navy.
"Các máy bay trên boong đáng lẽ phải duy trì trạng thái trực chiến cao và sẵn sàng cất cánh trong vòng chưa đầy 15 phút khi tàu sân bay di chuyển ở khu vực chiến lược gần Nga, Triều Tiên và Nhật Bản. Họ hoàn toàn bất ngờ và không sẵn sàng chiến đấu vào thời điểm đó", một cựu phi công tiêm kích hạm Mỹ từng triển khai ở biển Nhật Bản đánh giá.
Sự việc khiến hạm trưởng Allen G. Myers căng thẳng tới mức ra lệnh duy trì trạng thái trực chiến 24/24, yêu cầu các tiêm kích F/A-18 xuất phát nhiều lần để giám sát những máy bay hoạt động gần USS Kitty Hawk. Không quân Nga sau đó tiếp tục điều máy bay tiếp cận nhóm tác chiến tàu sân bay USS Kitty Hawk, nhưng các tiêm kích Mỹ đều kịp xuất phát để xua đuổi từ xa.
Theo VNE
Tu-22M3M sẵn sàng thử vũ khí hủy diệt tàu sân bay Không quân Nga đã sẵn sàng cho Tu-22M3M thử sức với vũ khí tầm xa sau khi phiên bản mới này tiếp tục bay thử thành công. Thông tin được Không quân Nga tiết lộ khi nói về chuyến bay thử của Tu-22M3M hôm 25/10. Đây là lần cất cánh thành công thứ 18 trong tổng số 18 lần bay thử sau khi...