Indonesia yêu cầu bệnh viện tập trung nguồn lực điều trị bệnh nhân COVID-19
Ngày 22/1, Bộ Y tế Indonesia đã yêu cầu các bệnh viện trên khắp cả nước chuyển đổi 40% năng lực dịch vụ y tế, nhất là các phòng khoa nội trú, sang điều trị bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Nam Tangerang, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo, Cục trưởng Dịch vụ y tế Abdul Kadir cho biết Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin đã ban hành thông tư gửi tới tất cả các bệnh viện liên quan đến việc chuyển đổi các dịch vụ y tế nói trên. Theo ông Kadir, yêu cầu này không chỉ áp dụng với các bệnh viện công, mà là tất cả các bệnh viện, do ngày càng có nhiều trường hợp mắc COVID-19 trên khắp cả nước, gây khó khăn cho các cơ sở y tế trong công tác điều trị.
Ông Kadir cho biết tỷ lệ sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện được chỉ định điều trị bệnh nhân COVID-19 là khoảng 64,83% với khoảng 52.000 trên tổng số 81.000 phòng nội trú, phòng cách ly và phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) đã được sử dụng. Tuy nhiên, ông Kadir lưu ý rằng tại một số khu vực, đặc biệt là các khu vực được xếp loại “đỏ”, tỷ lệ sử dụng các phòng điều trị nội trú dành cho bệnh nhân COVID-19 đã đạt từ 80% đến 89%, riêng thủ đô Jakarta đạt 82%.
Video đang HOT
Tính đến ngày 21/1, Indonesia là nước có số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á với 965.283 ca nhiễm và 27.453 ca tử vong.
* Cùng ngày, Trung Quốc đã phát hiện ổ dịch COVID-19 đầu tiên trong số các công nhân làm việc tại một nhà máy chế biến thịt tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Đông Bắc nước này.
Cụ thể, Trung Quốc đã ghi nhận 10 ca nhiễm tại một nhà máy chế biến thịt gà tại thành phố Cáp Nhĩ Tân.
Khu vực này có số ca nhiễm tăng lên trong những tuần qua và ổ dịch đã được phát hiện nhờ công tác xét nghiệm định kỳ. Giới chức thành phố cho biết các mẫu xét nghiệm lấy bên trong khu vực giết mổ, kho đông lạnh và bên ngoài bao bì sản phẩm đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Nhà máy trên thuộc sở hữu của công ty Charoen Pokphand (Thái Lan), một trong những nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới. Charoen Pokphand là một trong những cơ sở chế biến thịt hàng đầu tại Trung Quốc, với thương hiệu nổi tiếng về trứng và các sản thực phẩm qua chế biến khác.
Năm ngoái, các lao động làm việc tại các nhà máy giết mổ tại Mỹ, Brazil và trên khắp châu Âu nằm trong các nhóm chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19, với hàng nghìn công nhân mắc dịch bệnh này.
50 trận tuyết lở tại núi lửa Merapi, Indonesia duy trì tình trạng khẩn cấp
Ngày hôm qua, núi lửa Merapi ở biên giới Yogyakarta và miền Trung Java đã trải qua các trận tuyết lở trên các vách đá nham thạch cũ sau khi Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp đối với sự phun trào của núi lửa Merapi.
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất Yogyakarta, Indonesia cho biết, trong ngày 22/11 có 50 trận tuyết lở đã được quan sát thấy, 81 cơn gió giật, 342 trận động đất nhiều pha, 41 trận động đất núi lửa nông và 1 trận động đất kiến tạo xa xảy ra ở khu vực núi lửa Merapi.
Núi lửa Merapi. Ảnh: Antara Foto.
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Thảm họa Địa chất Yogyakarta, ông Hanik Humaida, khuyến khích người dân giữ bình tĩnh và tuân thủ các khuyến nghị từ các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Sau khi Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp tại núi lửa Merapi ngày 5/11 vừa qua, cho đến nay hoạt động địa chấn trên núi Merapi vẫn ở mức khá cao. Các cơn địa chấn nông chiếm ưu thế xảy ra trong hoạt động của Núi Merapi dẫn đến sự không ổn định của vật liệu cũ trên đỉnh. Cơ quan chức năng Indonesia tiếp tục duy trì trạng thái cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn phun trào núi lửa Merapi có thể xảy ra trong bán kính 5km tính từ đỉnh núi.Các hoạt động khai thác tại các con sông bắt nguồn từ núi Merapi và các hoạt động du lịch, leo núi bị tạm dừng.
Chính quyền các khu vực xung quanh cũng được yêu cầu chuẩn bị mọi thứ liên quan đến nỗ lực giảm nhẹ thiên tai do núi Merapi có thể phun trào bất cứ lúc nào, đồng thời sẵn sàng các phương án xử lý thảm họa phun trào bao gồm phân bổ ngân sách, tăng cường nhận thức về những nguy cơ tiềm ẩn của vụ phun trào Merapi và sơ tán cư dân.
Vụ phun trào lớn gần đây nhất của núi lửa Merapi trong năm 2010 đã cướp đi sinh mạng hơn 300 người và khiến khoảng 280.000 cư dân phải sơ tán khỏi các khu vực xung quanh.Trước đó, năm 1930, núi lửa Merapi phun trào đã khiến khoảng 1.300 người chết. Năm 1994, núi lửa Merapi tiếp tục phun trào cướp đi 60 sinh mạng.
Indonesia nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, một vùng bất ổn địa chất rộng lớn, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo thường xuyên gây ra các trận động đất và hoạt động núi lửa./.
Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi thông báo Indonesia sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 vào năm 2022, sớm hơn 1 năm so với dự kiến. Phát biểu tại buổi họp báo sau khi tháp tùng Tổng thống Joko Widodo tham dự trực tuyến Hội nghị thượng đỉnh G20, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho...