Indonesia xác nhận máy bay QZ8501 đã gặp nạn
Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia đã xác nhận các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân được tìm thấy trên vùng biển gần đảo Pangkalan Bun là của chiếc máy bay QZ8501.
Ngày 30/12, các quan chức Cục Hàng không Dân dụng Indonesia xác nhận những mảnh vỡ và hơn 40 thi thể được phát hiện trên vùng biển Java gần đảo Borneo chính là của chiếc máy bay QZ8501 bị mất tích từ sáng sớm ngày Chủ nhật.
Trước đó, lực lượng tìm kiếm của không quân Indonesia đã phát hiện những vật thể lớn màu cam và trắng đỏ hoặc màu xám rất giống với cầu trượt thoát hiểm và cánh cửa của chiếc máy bay.
Vị trí phát hiện các mảnh vỡ của máy bay
Không quân Indonesia đã điều máy bay trực thăng đến địa điểm này và vớt các mảnh vỡ để đưa tới đảo Pangkalan Bun gần đó, nơi các nhân viên tìm kiếm cứu nạn xác nhận đây đúng là cửa hành khách và cửa khoang hàng của chiếc máy bay gặp nạn.
Người phát ngôn Hải quân Indonesia Manahan Simorangkir xác nhận một tàu chiến của họ đã tìm thấy 40 thi thể và vớt lên tàu.
Ông Simorangkir nói: “Dựa trên liên lạc vô tuyến, chúng tôi được biết tàu chiến Bung Tomo đã vớt được 40 thi thể, và con số này vẫn đang tăng lên. Hiện họ đang vô cùng bận rộn”.
Một thi thể nạn nhân được nhìn thấy từ trên không
Video đang HOT
Vị trí phát hiện các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân này nằm cách đảo Pangkalan Bun khoảng 160 km về phía tây nam, cách nơi máy bay mất tín hiệu trên màn hình radar của đài kiểm soát không lưu khoảng 10 km.
Ngoài ra, các quan chức không quân Indonesia cho biết một vùng nước sẫm màu được phát hiện từ trên không có thể là nơi xác của chiếc máy bay nằm lại dưới đáy biển.
Hiện các tàu khảo sát, tìm kiếm của Indonesia đang dồn tới khu vực này, và lực lượng thợ lặn, người nhái của hải quân cũng đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, trong khi các điều tra viên của Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia cũng bắt đầu xem xét các mảnh vỡ để tìm hiểu nguyên nhân máy bay gặp nạn.
Indonesia đang điều lực lượng tới nơi tìm thấy mảnh vỡ máy bay
Vùng biển tại nơi tìm thấy các mảnh vỡ này có độ sâu từ 25-30 mét, thế nên các thợ lặn sẽ dễ dàng làm việc hơn, và họ cũng sẽ sử dụng các tàu ngầm mini nếu cần thiết để có thể khảo sát sâu hơn.
Sau khi nghe thông tin xác nhận từ Cục Hàng không Dân dụng Indonesia, các thân nhân hành khách đang tập trung tại sân bay Surabaya đã gào khóc thảm thiết khi những hy vọng cuối cùng đã tan biến, và có nhiều người đã ngất xỉu.
Theo NTD
Tình hình Biển Đông chiều 15/9: Malaysia mời Mỹ đưa máy bay do thám nam biển Đông
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert vừa tiết lộ rằng Malaysia đã đề nghị Mỹ đưa phi cơ P-8 Poseidon bay do thám gần đảo Bornéo, phía nam biển Đông.
Tình hình Biển Đông: Malaysia mời Mỹ đưa máy bay do thám nam biển Đông
Tờ The New York Times (NYT) cho hay Đô đốc Greenert tiết lộ thông tin này tại một diễn đàn quân sự ở Washington ngày 8/9, một ngày trước khi Phó chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long có lời cảnh cáo trước Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice về các chuyến bay do thám P-8 Poseidon của Lầu Năm Góc trong lúc bà Rice thăm Bắc Kinh.
Ông Phạm Trường Long đã yêu cầu Washington chấm dứt các chuyến bay do thám bằng máy bay P-8, có khả năng phát hiện được tàu ngầm, gần bờ biển Trung Quốc và trên biển Đông.
Lầu Năm Góc cho hay hồi tháng trước một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã bay áp sát máy bay P-8 của Mỹ ở khoảng cách chỉ 10m, gần như đâm vào nhau.
Chiếc P-8 này thuộc thế hệ mới nhất, được trang bị hệ thống điện tử kỹ thuật số, có khả năng bay cao và nhanh hơn, và vừa được đưa đến căn cứ không quân Kedena (Nhật Bản) năm 2013 để tham gia phi đội P-8 cả thảy gồm 6 chiếc.
Hiện tại, Lầu Năm Góc có trên 100 chiếc P-8 mua của hãng Boeing.
Rạn nứt quan hệ Trung Quốc - Malaysia?
Bornéo là hòn đảo lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới, gồm toàn bộ lãnh thổ Brunei và một phần lãnh thổ của Indonesia và Malaysia.
Malaysia có 2 bang Sabah và Sarawak nằm ở phía tây của hòn đảo này, giáp với phần phía nam của biển Đông mà "đường lưỡi bò" phi pháp của Trung Quốc "liếm" vào.
Cũng là một trong 4 quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa Kuala Lumpur và Bắc Kinh khá yên lành, trong đó Trung Quốc là đối tác thương mại, đầu tư lớn nhất của Malaysia.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia Petronas từ nhiều năm qua đã khai thác dầu khí ở vùng biển nằm trong "đường lưỡi bò" nhưng không gặp sự phàn nàn nào của Trung Quốc
Trong năm 2013, Trung Quốc cũng nhiều lần đưa tàu chiến đến giương oai ở Bãi James, cách bờ biển Sabah chỉ 80 km, nhưng Kuala Lumpur cũng không đưa ra động thái phản đối nào.
Vì vậy, việc Kuala Lumpur mời Mỹ đưa máy bay P-8 đến bay do thám ở vùng biển bang Sabah gây chú ý đặc biệt.
Một nhà ngoại giao châu Á đánh giá rằng, mặc dù hai bên có thiện chí với nhau nhưng việc Bắc Kinh cấp tập tăng cường năng lực quân sự khiến Kuala Lumpur cảm thấy bất an nên muốn tìm đến Washington để cân bằng vị trí.
Nhà ngoại giao này cũng cho biết thêm rằng Kuala Lumpur và Washington đã tiến hành thảo luận việc cho phép Mỹ sử dụng một căn cứ không quân trên đảo Sabah.
Còn chuyên gia Ernie Bower, cố vấn cấp cao của Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington, cho rằng "Trung Quốc đã gây bất ngờ cho Malaysia bằng việc đưa tàu chiến tới vùng biển Sabah và ngấm ngầm đe dọa ngành thăm dò và khai thác dầu khí của nước này".
Về phía Trung Quốc, các chuyên gia nhận định các động thái mới nhất của Kuala Lumpur chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh "điên tiết hơn" với các máy bay do thám P-8 của Washington,
Tiến sĩ Wu Xinbo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, cho rằng Trung Quốc sẽ diễn giải rằng thỏa thuận giữa Kuala Lumpur và Washington sẽ là một "thách thức trực tiếp đối với lập trường của Bắc Kinh rằng máy bay do thám của Mỹ xâm phạm chủ quyền của mình".
Trong khi Mỹ quả quyết rằng các máy bay nước ngoài có quyền bay ở vị trí bên ngoài đường lãnh hải 12 hải lý tính từ bờ biển của nước khác thì Trung Quốc khăng khăng rằng máy bay nước ngoài không được phép bay trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một nước khác mà không được đồng ý trước.
"Bằng cách đạt được thỏa thuận này với Malaysia, Mỹ đang nói rằng: Nếu các nước láng giềng của anh đồng tình với việc do thám này thì tại sao anh lại phàn nàn?", tiến sĩ Wu lập luận.
Malaysia không thừa nhận cũng không phủ nhận thông tin Đô đốc Greenert đưa ra.
Theo Xahoi
Úc: Nhầm buồng lái là toilet, hành khách thành "không tặc" Phi công hốt hoảng phát báo động không tặc khi hành khách đập rầm rầm vào cửa. Ngày 26/4, vị khách người Úc làm loạn trên chiếc máy bay của hãng hàng không Virgin Australia khiến phi công phải phát báo động không tặc đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng mình say xỉn và tuyên bố rằng anh ta đã...