Indonesia xác nhận đã phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốc
Nhật báo Anh Financial Times ngày 28/3 cho hay, Indonesia mới đây đã xác nhận họ chính thức phản đối Trung Quốc về “hộ chiếu lưỡi bò” ngay từ lúc đầu, khi vụ việc được phát hiện vào cuối năm ngoái.
Mẫu hộ chiếu mới của Trung Quốc có kèm bản đồ “lưỡi bò” (Nguồn: Bussiness Insider)
Vào cuối năm ngoái, sau khi phát hiện Trung Quốc cho in trên hộ chiếu mới của họ tấm bản đồ “lưỡi bò” xác định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam và Philippines đã cực lực lên tiếng phản đối hành động sai trái này. Nước Đông Nam Á lớn nhất có quyền lợi tại Biển Đông là Indonesia tuy nhiên lại được cho là không có phản ứng công khai nào.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Financial Times, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tiết lộ rằng vài tuần sau khi hộ chiếu mới in bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc được đưa vào sử dụng, Jakarta đã lên tiếng phản đối ngay tức khắc. Một công hàm đã được Indonesia gửi tới Đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta về việc này.
Thái độ bị cho là “im lìm” của Indonesia vào thời điểm vụ hộ chiếu lưỡi bò Trung Quốc bùng lên đã khiến giới quan sát khá ngạc nhiên. Bởi dù không có tranh chấp với Bắc Kinh về chủ quyền trên các quần đảo ở Biển Đông, nhưng đường 9 đoạn của Trung Quốc đã ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực biển Natuna giàu khí đốt, nơi đang có các tập đoàn năng lượng quốc tế như ExxonMobil và Total hoạt động.
Lúc đó, nhiều nhà phân tích cho rằng sở dĩ Indonesia không có phản ứng là vì nước này tuân thủ chính sách ngoại giao kín đáo truyền thống, giảm nhẹ tầm quan trọng của việc tranh chấp vùng biển với Bắc Kinh để khỏi khuấy động quan hệ với một Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán hơn, nhưng lại là một đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Jakarta.
Financial Times trích lời ông Ristian Atriandi Supriyanto, một chuyên gia phân tích an ninh hàng hải tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, nhận định rằng Jakarta không muốn làm căng với Trung Quốc vì sợ rằng sẽ gây nên sự phẫn nộ trong dư luận dân chúng Indonesia, kéo theo một phản ứng từ Bắc Kinh, sẽ gây hại về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, do Hải quân Trung Quốc tiếp tục phát triển với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với Hải quân Indonesia vốn đã yếu kém hơn, Jakarta ngày càng có “nguy cơ bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp”.
Kỳ vọng của Indonesia là muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong ngoại giao khu vực và toàn cầu, nhưng thái độ ngày càng quyết liệt của Trung Quốc và chính sách xoay trục qua châu Á của Hoa Kỳ đang gây thêm khó khăn cho Jakarta trong việc duy trì đường lối trung lập truyền thống.
Theo AFP
Vì sao nhiều tỷ phú Trung Quốc thích tham gia chính trường?
Có tới 83 tỷ phú đôla xuất hiện trong 2 kỳ họp chính trị quan trọng của Trung Quốc trong năm nay. Quốc hội Trung Quốc có thể được xem là quốc hội "giàu" nhất trên thế giới hiện nay bởi mật độ cao của các tỷ phú.
Tỷ phú Zong Qinghou của Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.
Báo Financial Times cho biết, trong Quốc hội Mỹ, không có nghị sỹ nào là tỷ phú. Thành viên giàu có nhất là nghị sỹ đảng Cộng hòa Micheal McCaul đến từ bang Texas, cũng chỉ có giá trị tài sản ước tính vào khoảng 500 triệu USD.
Trong khi đó, trong số khoảng 3.000 đại biểu có mặt tại Bắc Kinh tuần này để tham dự kỳ họp Quốc hội Trung Quốc, tạp chí chuyên xếp hạng tỷ phú của nước này Hồ Nhuận "nhận diện" có 31 người có tài sản cá nhân ít nhất hơn 1 tỷ USD.
Trong đó, giàu nhất là đại biểu Zong Qinghou, nhà sáng lập hãng sản xuất đồ uống Wahaha, với giá trị tài sản khoảng 13 tỷ USD theo tính toán của Hồ Nhuận.
Số 52 tỷ phú còn lại là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân diễn ra trong khoảng 2 tuần đầu tháng 3 này, song song với kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc. Đây là kỳ họp có sự tham gia của khoảng 2.200 đại biểu.
Financial Times cho biết, theo giới phân tích, Hồ Nhuận có thể không đánh giá chuẩn xác được tài sản của các ông nghị, bà nghị của Trung Quốc bởi việc xác định tài sản của giới tỷ phú ở nước này là chuyện không hề dễ dàng.
Năm ngoái, Trung Quốc có 28 tỷ phú là đại biểu tại kỳ họp Quốc hội và 43 tỷ phú tham gia Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân.
Tại Trung Quốc, sự giàu có đi cùng với quyền lực đang trở thành một chủ đề nhạy cảm. Ngay khi lên nắm vai trò Tổng bí thư Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công tác chống tham nhũng và lãng phí.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường chống tham nhũng sẽ càng khiến những người siêu giàu ở nước này cảm thấy sự cần thiết phải tham gia chính trị để đảm bảo an toàn cho tài sản của họ.
"Khi các doanh nhân tích tụ được một khối tài sản lớn và cần phải bảo vệ tài sản đó, nếu không tìm được ai đó giúp họ việc này, họ muốn bản thân trở thành một quan chức. Một cách khác nữa là trở thành công dân của một nước khác, và nhiều thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân đã làm như vậy", ông Xingyuan Feng, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định.
3 thành viên giàu có nhất của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đều là con trai của các tỷ phú Hồng Kông. Trong đó, giàu nhất là Victor Li, con trai của người giàu nhất châu Á Li Ka-shing, với giá trị tài sản gia đình họ Li ước tính khoảng 32 tỷ USD.
Theo Hồ Nhuận, tính bình quân, tài sản trung bình của 83 vị đại biểu giàu nhất kỳ họp Quốc hội và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc năm nay là 3,35 tỷ USD. Trong khi đó, 83 nghị sỹ Mỹ giàu nhất chỉ có tài sản trung bình là 56,4 triệu USD, theo số liệu từ trung tâm Center for Responsive Politics của Mỹ.
Theo Dantri
VinaCapital nói gì về vụ bán một nửa khách sạn Metropole? Đại diện công ty quản lý quỹ VinaCapital nhìn nhận việc rao bán 50% cổ phần của khách sạn Metropole Hà Nội là một hoạt động bình thường trong quá trình đầu tư tại Việt Nam. Khách sạn Metropole Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Đầu tư và Phát triển doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 11.12 tại Hà Nội,...