Indonesia vận động ủng hộ để trở thành thành viên của UNHRC
Indonesia tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2020-2022 khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Đảo Marshall.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia sẽ tích cực vận động để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) tại phiên họp lần thứ 40 của Hội đồng, dự kiến diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ) từ ngày 25-28/2.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết Ngoại trưởng nước này, bà Retno Marsudi sẽ tham dự phiên họp trên và sẽ tích cực vận động tranh cử để Indonesia trở thành thành viên UNHRC nhiệm kỳ 2020-2022.
Dự kiến, bà Marsudi sẽ tiến hành khoảng 15 cuộc hội đàm song phương với nhiều quốc gia để tìm kiếm sự ủng hộ đối với Indonesia.
Indonesia tham gia ứng cử UNHRC nhiệm kỳ 2020-2022 khu vực châu Á-Thái Bình Dương cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Đảo Marshall.
Video đang HOT
UNHRC sẽ bầu các thành viên vào tháng 11 năm nay.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir cho biết thêm phiên họp lần thứ thứ 40 của UNHRC sẽ tập hợp các nguyên thủ quốc gia và các quan chức cấp bộ trưởng để thảo luận một số chương trình nghị sự của cuộc họp đã được thống nhất trước đó.
Sự tham gia của Ngoại trưởng Retno Marsudi tại phiên họp UNHRC phản ánh cam kết của Indonesia thúc đẩy các giá trị nhân quyền và phù hợp với lợi ích quốc gia của Indonesia.
Theo Giám đốc về Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Indonesia, Achsanul Habib, trong phiên họp của UNHRC, Ngoại trưởng Retno Marsudi sẽ đưa ra các ý tưởng và lập trường của Indonesia, cũng như các thành tựu trong nước và khu vực trong việc thúc đẩy nhân quyền.
Bên cạnh đó, Indonesia cũng quan tâm các vấn đề thảo luận tại phiên họp như quyền dân sự, quyền kinh tế, trao quyền cho phụ nữ, quyền trẻ em và quyền của người khuyết tật./.
Đỗ Quyên (TTXVN/Vietnam )
Theo Vietnam
Nửa nhiệm kỳ không yên ả
Sau đúng 2 năm nhậm chức, theo báo Washington Post, Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với thực tế rằng ông không thể một mình làm tất cả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ông Donald Trump được bầu làm tổng thống một phần do cam kết với người dân Mỹ rằng mình có thể sửa chữa những vấn đề của nước Mỹ. Nhưng giờ đây, sau đúng 2 năm nhậm chức, theo báo Washington Post, Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với thực tế rằng ông không thể một mình làm tất cả.
Tổng thống Donald Trump kiên quyết yêu cầu Quốc hội chi 5,7 tỷ USD để xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico mà ông đã hứa từ lâu với cử tri, nhưng ông đã không được Hạ viện do đảng Dân chủ chiếm đa số đồng ý. Phe Dân chủ gọi bức tường đó là "vô đạo đức" và đã từ chối đàm phán về an ninh biên giới cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại.
Một tháng sau khi một phần Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động, lâu nhất trong lịch sử Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donal Trump đang thua trong cuộc chiến chính trị. Khảo sát ngày 13-1 của Washington Post - ABC News cho thấy, 53% người Mỹ đổ lỗi cho tổng thống hơn là đổ lỗi cho đảng Dân chủ vì chính phủ đóng cửa.
Một trong những chính sách của ông Trump được người dân đánh giá cao nhất và mang lại hiệu quả rõ rệt là giảm thuế, từ thuế thu nhập đến thuế doanh nghiệp. Rõ nét nhất là tăng trưởng GDP ổn định và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp trong lịch sử, giảm từ 4,7% trong tháng 1-2017 xuống còn 3,9% vào tháng 12-2018. Chỉ số chứng khoán S&P 500 đã tăng khoảng 16% kể từ khi ông Trump nhậm chức. Các cổ phiếu, nhất là cổ phiếu công nghệ, vẫn đang phục hồi từ đợt bán tháo tồi tệ nhất trong một thập niên xảy ra trong năm 2018.
Các quan chức Nhà Trắng đã cảnh báo rằng, việc chính phủ đóng cửa kéo dài có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế vì người lao động không được trả lương làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và chi tiêu của chính phủ. Bên cạnh đó, các cuộc điều tra về cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 vẫn kéo dài với nhiều diễn biến phức tạp.
Về đối ngoại, có thể thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là vấn đề nổi bật nhất mặc dù giờ đây 2 nước đang tạm ngừng cuộc chiến này trong 90 ngày để đàm phán một thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 2-3. Tuy nhiên, bất chấp thuế quan áp đặt của Mỹ đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Trung Quốc với Mỹ vào năm 2018 vẫn cao nhất trong hơn một thập niên. Nông dân Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề khi giá nông sản giảm. Nhiều giám đốc điều hành các công ty đang đổ lỗi cho căng thẳng thương mại làm chậm doanh thu của họ ở Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ cũng chuyển sự chú ý sang thương mại với các nước láng giềng của Mỹ, thay thế Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) 25 tuổi bằng Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada (USMCA). Tuy nhiên, USMCA vẫn chưa được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn. Ngoài ra, việc Mỹ rút khỏi nhiều tổ chức và thỏa thuận quốc tế, trong đó có Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, UNESCO, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... cũng gây bất ngờ.
Có thể nói, nửa nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa người dân Mỹ và cả thế giới đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Báo chí Mỹ thật không nói quá khi mô tả Nhà Trắng thời kỳ của Tổng thống Donald Trump có lượng thông tin nóng hàng tuần bằng với cả năm của các tổng thống nhiệm kỳ trước đó.
KHÁNH MINH
Theo SGGP
Phái đoàn Ukraine chặn đường và lên tiếng đe dọa đại diện Crưm tại LHQ Phát biểu trước báo chí, ông Alexander Molokhov cho biết, một trong những đại biểu của Ukraine sau phiên họp về vấn đề nhân quyền đã chặn đường phái đoàn Nga và lên tiếng đe dọa. Trang EurAsia D aily đưa tin, sau phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 26/9, các nhà bảo vệ nhân quyền Nga đã...