Indonesia và Myanmar tăng cường hạn chế trong dịp nghỉ lễ cuối năm
Do tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, giới chức Indonesia và Myanmar đã tăng cường các biện pháp hạn chế để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ cuối năm 2020 và năm mới 2021.
Trong khi đó, nhờ các biện pháp kiểm soát hiệu quả giúp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm từ người sang người, giới chức Trung Quốc hiện dành chú ý đặc biệt tới nguy cơ lây lan dịch bệnh từ thực phẩm đông lạnh.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Surabaya, Indonesia ngày 30/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 21/12, chính quyền thủ đô Jakarta của Indonesia đã gia hạn giai đoạn chuyển tiếp các biện pháp giãn cách xã hội quy mô lớn thêm 2 tuần, đến ngày 3/1/2021. Động thái trên được đưa ra nhằm ngăn chặn nguy cơ số ca mắc bệnh tăng mạnh trong dịp lễ Noel và kỳ nghỉ cuối năm.
Video đang HOT
Trong thông báo mới, Thị trưởng Jakarta – Anies Baswedan nêu rõ giới chức sẽ giám sát và kiểm soát hoạt động đi lại của người dân để hạn chế lây nhiễm, cả từ các địa phương bên ngoài vào Jakarta và ngược lại. Vì vậy, người dân, đặc biệt là các gia đình tại Jakarta, cần hạn chế đi lại, tổ chức các hoạt động nghỉ lễ ngoài trời, đặc biệt là ngoài thủ đô. Jakarta có khoảng 10 triệu dân và hiện đang là tâm dịch của Indonesia với 163.111 ca bệnh tính đến ngày 20/12.
Cùng ngày, Myanmar đã đóng cửa các khu vườn sinh thái, công viên và hồ tại thành phố Yangon nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan dịp nghỉ lễ cuối năm trong bối cảnh giới chức thành phố lớn nhất tại Myanmar đang nỗ lực bảo vệ những thành quả kiểm soát dịch bệnh đạt được trong thời gian qua. Theo đó, công viên Mahabandula, hồ Inya và nhiều địa điểm vui chơi ngoài trời thu hút đông đảo người dân của thành phố đều đã tạm ngừng hoạt động. Giới chức lo ngại dịp nghỉ lễ cuối năm nay, người dân sẽ đổ ra đường nhiều hơn sau một năm bí bách vì cuộc khủng hoảng dịch bệnh và các biện pháp hạn chế.
Hiện Myanmar mới bước đầu kiểm soát được dịch bệnh nên giới chức đặc biệt lo ngại nguy cơ lây lan trong dịp nghỉ lễ sắp tới. Tính đến ngày 21/12, Myanmar ghi nhận khoảng 116.000 ca bệnh, trong đó có 2.443 ca tử vong, chủ yếu xuất hiện trong đợt bùng phát dịch bệnh hồi tháng 8 vừa qua. Gần đây, Myanmar mới khống chế được số ca bệnh ở mức trung bình 1.113 ca/ngày. Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi cảnh báo người dân không nên mất cảnh giác và cam kết có vaccine cung cấp cho người dân vào năm 2021.
* Trung Quốc cũng đã triển khai các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn lây lan COVID-19 qua các loại thực phẩm đông lạnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), các biện pháp mới áp dụng bao gồm xét nghiệm và khử trùng nghiêm ngặt tại cửa khẩu hải quan, bảo vệ công nhân trong chuỗi vẫn chuyển, thường xuyên xét nghiệm acid nucleic cho các lao động trong lĩnh cực này và tiêm chủng cho các nhóm có nguy cơ cao. Theo CDC Trung Quốc, việc xét nghiệm acid nucleic giúp pháy hiện sớm các ca lây nhiễm và chặn đứng dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu.
Indonesia, Nga ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trong một ngày
Indonesia tiếp tục là điểm nóng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á khi nước này ngày 11/12 ghi nhận thêm 6.310 ca mắc và 175 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia, ngày 8/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Đây là số ca tử vong cao nhất được ghi nhận trong 1 ngày.
Với số liệu mới nhất trên, tổng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã lên tới 605.243 ca, trong khi số ca không qua khỏi do dịch bệnh nguy hiểm này cũng tăng lên 18.511 ca, cả hai chỉ số đều cao nhất Đông Nam Á.
Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, Bộ Y tế nước này thông báo có thêm 29.398 ca nhiễm virus SARS-CoV2, đưa tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia Nam Á này lên 9.796.769 ca. Trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ cũng ghi nhận thêm 414 ca tử vong do dịch COVID-19 trên toàn lãnh thổ, đưa tổng số trường hợp không qua khỏi lên 142.186 người (chỉ chiếm 1,45%).
Mặc dù vậy, Chính phủ Ấn Độ cho biết đây là dấu hiệu tích cực khi số ca nhiễm mới giảm xuống dưới 30.000 ca trong tháng 12 này. Đến nay, Ấn Độ đã ghi nhận được 9.290.000 ca phục hồi (chiếm 94,84%). Hiện thủ đô New Delhi ghi nhận số ca nhiễm mới cũng đã giảm xuống còn 1.575 ca trong ngày 11/12 so với những ngày trước là hơn 5000 ca mới/ngày. Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục siết chặt các quy định giãn cách xã hội, đảm bảo đủ các thiết bị y tế cần thiết, đặc biệt là giường bệnh, nhằm đáp ứng tốt công tác phòng chống dịch.
Trong khi đó, Nga cùng ngày cũng ghi nhận số ca tử vong mới cao nhất trong 1 ngày với 613 ca được ghi nhận, nâng tổng số ca tử vong lên 45.893 ca. Ngoài ra, nước này cũng có thêm 28.585 ca mắc, trong đó có 7.215 ca ở Moskva, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 2.597.711 ca. Cuối tuần qua, Nga đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine Sputnik V phòng COVID-19 cho những đối tượng dễ bị tổn thương ở thủ đô Moskva.
Tại Nigeria, Bộ trưởng Y tế nước này Osagie Ehanire ngày 11/12 đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra làn sóng dịch COVID-19 thứ hai sau khi chứng kiến sự tăng vọt số ca mắc tại quốc gia Tây Phi này. Theo Bộ trưởng Ehanire, đã có 1.843 ca mắc được ghi nhận hồi tuần trước so với 1.235 ca mắc được ghi nhận cách đấy 2 tuần. Sự gia tăng số ca mắc có thể do người dân không thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, vệ sinh tay và đảm bảo giãn cách xã hội. Ông cho biết đã chỉ thị giới chức y tế mở cửa trở lại các trung tâm điều trị và cách ly vốn đã đóng cửa khi số ca nhiễm giảm.
Trước đó một ngày, Nigeria ghi nhận 675 ca mắc mới, mức cao nhất được ghi nhận trong 5 tháng qua. Quốc gia Tây Phi này đã ghi nhận số ca nhiễm sụt giảm kể từ đầu tháng 10 với số ca mắc hằng ngày không quá 200 ca. Giới chức y tế lo ngại Nigeria khó có thể đương đầu với làn sóng dịch bệnh thứ hai do hệ thống y tế yếu kém. Tính tới nay, số ca mắc COVID-19 tại Nigeria hiện là 71.344 ca, trong đó có 1.190 ca tử vong.
OBG đánh giá lạc quan về hoạt động kinh tế khu vực Đông Nam Á Công ty tư vân va nghiên cưu toan câu Oxford Business Group (OBG) mơi đây đa công bô bao cao đanh gia hoat đông kinh tê năm 2020 va sơ lươc triên vong năm 2021 cua khu vưc Đông Nam A. Trong bao cao, OBG nhân đinh việc phần lớn cac quôc gia thanh công ngăn chăn đai dich COVID-19 lây lan, sự...