Indonesia và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác cùng có lợi
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Jakarta, ngày 14/12, Indonesia và Mỹ đã cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác cụ thể, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken (giữa) hội kiến Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) tại Jakarta, ngày 13/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo sau hội đàm chính thức, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định: “Mỹ là đối tác chiến lược của Indonesia. Với nhiều giá trị chung, quan hệ đối tác chiến lược cụ thể giữa hai nước sẽ tiếp tục được củng cố”.
Bà Retno nhấn mạnh rằng Mỹ cũng là đối tác quan trọng của Indonesia trong lĩnh vực hợp tác an ninh. Ngày 14/12, hai nước đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) về việc gia hạn hợp tác hàng hải đến năm 2026. Thỏa thuận này bao gồm hợp tác an ninh hàng hải, tài nguyên biển, bảo tồn và quản lý nghề cá cũng như an toàn và giao thông hàng hải.
Nhằm tăng cường hợp tác an ninh, hai nước cũng nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại 2 2 giữa các quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng hai nước. Hai nước cũng cam kết thúc đẩy hợp tác giáo dục, giao lưu nhân dân và ký kết một MoU về giáo dục và một MoU về Chương trình Peace Corps.
Indonesia và Mỹ cũng tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư. Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch trao đổi thương mại giữa Indonesia và Mỹ đạt 29,6 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đầu tư của Mỹ vào Indonesia lên tới 749,7 triệu USD vào năm ngoái và 1,3 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay.
Bà Retno cho biết phía Indonesia bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đồng thời khẳng định rằng cơ hội đầu tư vào Indonesia vẫn rất rộng mở, cả trong lĩnh vực y tế, kỹ thuật số và chuyển đổi năng lượng.
Video đang HOT
Tiếp nối Hội nghị thượng đỉnh về chuỗi cung ứng vừa qua tại Glasgow (Anh) với sự tham dự của Tổng thống Joko Widodo theo lời mời của Tổng thống Joe Biden, Indonesia đề xuất thành lập Nhóm đặc nhiệm chuỗi cung ứng.
Về hợp tác phát triển, Indonesia đánh giá cao cam kết của Mỹ trong khuôn khổ giai đoạn hai chương trình trợ giúp các nước đang phát triển của Cơ quan Thách thức Thiên niên kỷ (MCC) dành cho các dự án phát triển bền vững ở Indonesia, cụ thể là phát triển nền kinh tế xanh, số hóa, tiếp cận nguồn vốn cũng như bình đẳng giới và tài trợ cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) của phụ nữ.
Nhân dịp này, Ngoại trưởng Retno đã đặc biệt bày tỏ cảm kích trước sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Indonesia trong đại dịch COVID-19, trong đó có việc viện trợ 25,4 triệu liều vaccine thông qua Cơ chế COVAX. Cũng trong lĩnh vực y tế, Indonesia hy vọng hai nước có thể hợp tác phát triển vaccine công nghệ mRNA.
Trước đó tại hội đàm, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Indonesia đánh giá cao sự hỗ trợ của Mỹ đối với nhiệm kỳ Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) của nước này, đồng thời hy vọng Mỹ có thể trở thành một trong những đối tác quan trọng trong các dự án hợp tác cụ thể của G20 dành cho các nước đang phát triển.
Indonesia đánh giá cao sự ủng hộ của Mỹ đối với việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm của ASEAN, đồng thời cam kết sẽ góp phần hỗ trợ trong vấn đề Myanmar thông qua đối thoại toàn diện phù hợp với thỏa thuận này và tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar.
Ngoại trưởng Retno cho rằng đã đến lúc ASEAN cần thực hiện 4 ưu tiên hợp tác với các đối tác bên ngoài trong khuôn khổ Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ hợp tác thúc đẩy triển khai văn kiện này.
Chuyến thăm Indonesia vào ngày 13 – 14/12 của Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhằm khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Trước đó, ông Blinken đã gặp Tổng thống Joko Widodo vào ngày 13/12 và có bài phát biểu về chính sách của Mỹ tại Đại học Indonesia trong sáng 14/12.
Tàu do thám Trung Quốc theo dõi bất thường gần vùng biển Australia
Australia xác nhận thông tin một tàu do thám của Trung Quốc đã theo dõi khu vực bờ biển nước này trong 3 tuần, một động thái không mới nhưng được đánh giá là khá bất thường.
Tàu Yuhengxing của Trung Quốc xuất hiện gần vùng duyên hải Australia hồi tháng 8 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia).
News.com.au đưa tin, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, thông tin về việc Trung Quốc điều tàu do thám xuất hiện gần khu vực duyên hải Australia hồi tháng 8-9 cho thấy "tình hình rất nghiêm trọng" ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Họ có quyền xuất hiện ở đó. Chúng tôi biết họ ở đó. Họ được phép ở đó theo luật pháp về hàng hải quốc tế", ông Morrison cho biết.
Telegraph là báo đầu tiên đưa tin về việc tàu do thám của Trung Quốc xuất hiện ở gần khu vực duyên hải của Australia vào tháng 8-9, thu thập thông tin tình báo khi nó di chuyển ngang qua các căn cứ quân sự nhạy cảm. Cụ thể, con tàu đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Australia gần bờ biển Darwin vào tháng 8 rồi di chuyển xuống phía nam, men theo khu vực duyên hải.
Khí tài này được cho là tàu do thám lớp Dongdiao Yuhengxing, tương tự tàu từng theo dõi cuộc tập trận Talisman Sabre giữa Australia và Mỹ đầu năm nay.
Tàu Yuhengxing có khả năng giám sát thông tin liên lạc, tín hiệu radar và phổ điện từ cũng như sử dụng các phương pháp do thám khác như cảm biến quang học.
"Tôi có thể hoàn toàn xác nhận tàu quân sự Trung Quốc đã hoạt động gần bờ đông Australia thông qua eo biển Torres", Bộ trưởng Nội vụ Australia Karen Andrews xác nhận.
Theo quy tắc về tự do hàng hải của Liên Hợp Quốc, tàu của Trung Quốc có quyền đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Australia (chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải).
Trung Quốc thường điều tàu do thám tới theo dõi các cuộc tập trận gần Australia vào năm 2017 và 2019. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng lần điều tàu do thám của Trung Quốc hồi tháng 8-9 khá bất thường vì không có cuộc tập trận nào diễn ra khi đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton xác nhận thông tin trên, nhưng nhấn mạnh phía Trung Quốc không "vi phạm luật" vì tàu của họ vẫn ở EEZ của Australia, không đi vào lãnh hải.
"Trung Quốc có hạm đội 355 tàu và tàu ngầm và dự kiến con số này sẽ tăng lên 460 trong 9 năm nữa. Đây là thời điểm đáng quan ngại và Australia phải trở nên mạnh mẽ và đứng lên vì các giá trị của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng mọi người đã có một cái nhìn rõ ràng rằng điều gì đang xảy ra", ông Dutton cho biết.
Thông tin về tàu do thám của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm quan hệ giữa Bắc Kinh và Australia leo thang căng thẳng liên quan tới thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ.
Thỏa thuận này được công bố trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng mở rộng sự hiện diện quân sự và tầm ảnh hưởng trong khu vực và AUKUS được xem là nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận, cho rằng nó có nguy cơ làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang ở khu vực.
Tổng thống Mỹ - Pháp thảo luận về vấn đề phòng thủ châu Âu Ngày 22/10, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm trong đó thảo luận về hợp tác trong vấn đề an ninh tại khu vực Sahel và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như các nỗ lực nhằm kích hoạt một sự phòng thủ mạnh mẽ hơn của châu Âu....