Indonesia tuyên bố đã bắn 2 tàu cá Đài Loan đâm tàu tuần tra
Lực lượng chống đánh bắt cá lậu Indonesia ( Satgas 115) cho hay đã bắn nhiều phát vào 2 tàu cá Đài Loan khi cố tình đâm vào tàu tuần tra. Hai tàu này hiện neo tại Singapore.
Hai tàu Thình Đặc Tử và Liên Ngã Hưng 116 đang neo tại cảng cá Jurong của Singapore – Ảnh: The Straits Times
Thông cáo của Satgas 115 đưa ra hôm 24.3 cho hay tàu tuần tra Hiu 04 của lực lượng này đã nã nhiều phát vào tàu Thình Đặc Tử (Sheng Te Tsai) và tàu Liên Ngã Hưng 116 (Lien I Hsing 11) để “tự vệ” khi 2 tàu này cố tình đâm vào tàu lực lượng tuần tra.
Vụ việc xảy ra hôm 21.3 ở vùng biển Lhokseumawe, tỉnh Aceh, phía tây Indonesia, nằm trong eo biển Malacca.
Satgas 115, thuộc Bộ Thủy sản và Hải dương Indonesia, cho hay tàu Hiu 04 đã phát hiện 2 tàu săn cá ngừ của Đài Loan này trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, và “rõ ràng chúng đang đánh bắt cá trái phép”.
Phớt lờ các cảnh báo của tàu tuần tra, các tàu cá Đài Loan bỏ chạy, sau đó cố tình đâm vào tàu Hiu 04, buộc lực lượng tuần tra phải bắn cảnh cáo nhằm tránh đụng độ.
“Mọi hành động cúa tàu Hiu 04 phù hợp với thông lệ chuẩn mực và tuân thủ quy trình của luật lệ hiện hành trong phạm vi ngư trường Indonesia”, đại diện Satgas 115, ông Fred Lonan, tuyên bố.
Sau đó hai tàu cá Đài Loan bỏ chạy về phía đông, Satgas 115 cho hay.
Video đang HOT
Thuyền trưởng tàu Thình Đặc Tử là Lâm Nam Dương phân trần vụ việc với báo The Straits Times – Ảnh: The Straits Times
Ghé Singapore
Tờ The Straits Times hôm nay 25.3 đưa tin hai tàu cá của Đài Loan đã cập cảng cá Jurong của Singapore sáng 24.3. Cả 25 thành viên trên 2 tàu, gồm 2 thuyền trưởng người Đài Loan và 23 thuyền viên Indonesia đều an toàn, trong khi 2 con tàu mang nhiều lỗ đạn.
Tàu Thình Đặc Tử có 12 lỗ đạn, trong khi tàu Liên Ngã Hưng bị 4 hoặc 5 phát.
Thuyền trưởng tàu Thình Đặc Tử là ông Lâm Nam Dương, 34 tuổi, nói với phóng viên The Straits Times rằng ban đầu ông tưởng gặp phải cướp biển, sau đó ông cố bắt tín hiệu trao đổi với phía bên kia nhưng không hiểu họ nói gì.
Ông này cho biết thêm sẽ dỡ cá ra bán và mua sắm nhu yếu phẩm để lên đường ra Ấn Độ Dương đánh bắt tiếp vào ngày 31.3.
Đài Loan bác bỏ cáo buộc gây hấn
Hôm 22.3, Cơ quan Thủy sản Đài Loan bác bỏ cáo buộc nói rằng các tàu cá của lãnh thổ này đang đánh bắt trộm hay cố tình đâm tàu tuần tra Indonesia.
“Đánh giá qua tốc độ các tàu cá ở thời điểm xảy ra vụ việc bằng dữ liệu định vị vệ tinh mà Đài Loan có được, khó có khả năng các tàu này đang thực hiện hành vi đánh bắt cá”, giám đốc Cơ quan Thủy sản Đài Loan Thái Tư Thiên Hàng phát biểu.
Nếu thực sự hai tàu cá không đánh bắt trộm, tàu tuần tra Indonesia đã vi phạm các luật lệ quốc tế khi bắn vào họ, ông Thái nói.
Còn chủ tàu Thình Đặc Tử, ông Lý Thương Khê hôm 24.3 lên tiếng đòi phía Indonesia xin lỗi, bồi thường thiệt hại và trừng phạt những người đã nổ súng. Đáp lại, đại diện Satgas 115, ông Fred Lonan Any thách thức: “Ai muốn phàn nàn thì cứ chính thức kêu lên Bộ Thủy sản và Hải dương (Indonesia – NV)”, tờ Jakarta Posttrích lời ông.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo Thanhnien
Indonesia phản bác tuyên bố ngư trường truyền thống của Trung Quốc ở Biển Đông
Jakarta hôm qua cho rằng tuyên bố của Bắc Kinh về ngư trường truyền thống ở quần đảo Natuna là mơ hồ, không tuân theo luật pháp quốc tế.
Tàu cá Quế Bắc Ngư của Trung Quốc. Ảnh: Sohu
"Nhìn vào vị trí vụ việc ban đầu và nhìn vào vị trí va tàu, việc này nằm ngoài đường 9 đoạn. Do đó, đây có thể là một kiểu vẽ ra sự việc hoàn toàn khác", AP dẫn lời ông Arif Havas Oegroseno, thứ trưởng Điều phối Hàng hải và Tài nguyên biển của Indonesia, hôm qua nói với các phóng viên.
Chiều 19/3, sáng 20/3, tàu tuần tra Indonesia chặn tàu cá 10078 Quế Bắc Ngư của Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia ở vùng biển quanh quần đảo Natuna, bắn chỉ thiên khi những ngư dân cố tẩu thoát. Sau đó, giới chức Indonesia bắt giữ 8 thuyền viên trên tàu.
Khi tàu Quế Bắc Ngư đang được lai dắt tới một hòn đảo, tàu hải cảnhTrung Quốc can thiệp, đâm va nhằm làm tàu cá vỡ, không thể kéo đi được và yêu cầu thả tàu, phía Indonesia cho biết. Sau khi cân nhắc về sự an toàn của những người trên tàu tuần tra Indonesia, giới chức bỏ tàu cá Trung Quốc lại nhưng vẫn đưa ngư dân nước này đi.
Bắc Kinh sau đó bác bỏ tuyên bố của Indonesia, cho rằng tàu cá nước này đang hoạt động ở "ngư trường truyền thống của Trung Quốc" thì bị một tàu có vũ trang của Indonesia "quấy rối", buộc tàu hải cảnh Trung Quốc phải đến để hỗ trợ.
"Đây là một khía cạnh mới trong lập trường tranh cãi của Trung Quốc trong khu vực mà không chỉ Indonesia, các nước Đông Nam Á khác cũng cần theo dõi rất chặt chẽ", bởi ngư trường truyền thống theo lịch sử không được công nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, ông Oegroseno nói.
"Thứ hai, tuyên bố rất trừu tượng và và mập mờ bởi từ khi nào, từ năm nào nó trở thành lịch sử và truyền thống. Và họ cũng mơ hồ, mập mờ về diện tích khu vực", Oegroseno cho hay. Ông cũng cho rằng Trung Quốc không nói rõ "ngư trường truyền thống" này thuộc phần nào của Biển Đông.
Sau một loạt vụ việc trên vùng biển Indonesia, nước này sẽ tăng cường hiện diện quân sự tại Natuna, nơi khoảng 800 binh sĩ đang đồn trú. Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu cho biết trong năm nay, lực lượng đồn trú ở Natuna sẽ tăng lên khoảng 2.000 người.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các vùng biển gần những nước Đông Nam Á hơn, trong đó có Việt Nam. Tuy Indonesia không phải là bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nước này đã bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc đưa quần đảo giàu tài nguyên Natuna vào "đường 9 đoạn" phi lý hay "đường lưỡi bò".
Vị trí quần đảo Natuna. Đồ họa: Developmentadvisor
Trọng Giáp
Theo VNE
Indonesia thừa nhận nổ súng vào tàu cá Đài Loan Đài Loan phản đối lời giải thích từ phía Indonesia về việc nổ súng vào hai tàu cá Đài Loan hôm 21/3. Tàu cá Đài Loan đánh bắt ngoài khơi. Ảnh minh họa: huanqiu.com Theo CNA, tàu tuần duyên Indonesia bắn 12 phát đạn vào tàu cá Đài Loan gần đảo Sumatra ngày 21/3. Indonesia cho biết tàu Đài Loan cố ý bỏ...