Indonesia tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine của hãng Sinovac
Indonesia ngày 1/11 đã tiếp nhận thêm 4 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc), nâng tổng số vaccine mà quốc gia này có được cho đến nay lên 317.494.660 liều.
Vaccine ngừa COVID-19 của công ty dược phẩm Sinovac (Trung Quốc). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết việc tăng cường dự trữ vaccine sẽ góp phần rất lớn tối ưu hóa các nỗ lực đẩy nhanh và mở rộng chương trình tiêm chủng quốc gia. Theo chỉ đạo của Tổng thống Joko Widodo, tất cả các loại vaccine thành phẩm khi đến Indonesia phải được phân phối ngay lập tức cho các vùng miền khác nhau dưới sự điều tiết của Bộ Y tế nước này.
Tính đến ngày 31/10, tổng cộng 119.662.248 người dân Indonesia đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, tương đương 57,46% chỉ tiêu đề ra. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 73.698.983, tương đương 35,39%.
Cùng ngày, Bộ y tế Zimbabwe thông báo đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac cho lứa tuổi 16 và 17 ở nước này.
Video đang HOT
Theo thông báo, quyết định trên được đưa ra theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa nhi và hiện Bộ Y tế vẫn cân nhắc có tiêm vaccine này cho lứa tuổi thấp hơn hay không.
Trước đó, Zimbabwe cho biết vaccine của hãng Sinovac là vaccine duy nhất dùng cho lứa tuổi thanh thiếu niên ở nước này. Cho đến nay, quốc gia châu Phi này chủ yếu sử dụng các vaccine của Sinovac và Sinopharm trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Cơ quan dược phẩm của Zibabwe mới chỉ ghi nhận các loại vaccine của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, cho đến khi phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Johnson&Johnson (Mỹ) vào tháng 7 vừa qua. Bộ Y tế Zibabwe cho biết nước này quyết tâm đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.
Tính đến cuối tháng 10 vừa qua, 38% trong tổng số những người đủ điều kiện tiêm chủng ở Zimbabwe đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Đến nay, Zimbabwe ghi nhận 132.926 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.675 ca tử vong.
Trong khi đó, Albania ngày 1/11 bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả công dân từ 60 tuổi trở lên trên toàn quốc.
Ủy ban chuyên gia kỹ thuật về tình hình dịch COVID-19 tại Albania đã quyết định tiêm mũi vaccine tăng cường cho tất cả công dân từ 60 tuổi trở lên và những người đã tiêm mũi thứ hai cách đây 6 tháng.
Theo Giám đốc Viện Y tế công, Albana Fico, mũi vaccine tăng cường sẽ cùng loại vaccine đã tiêm 2 mũi trước đó. Hiện, tất cả công dân trên 18 tuổi ở nước này đều đủ tiêu chuẩn tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tháng trước, Ủy ban chuyên gia kỹ thuật về tình hình dịch COVID-19 đã quyết định hạ độ tuổi tiêm chủng xuống 12 tuổi đối với trẻ em có bệnh lý nền. Đến nay, hơn 1,9 triệu liều vaccine đã được sử dụng ở Albania và hơn 885.000 người ở nước này đã tiêm đủ 2 mũi.
Thái Lan lo ngại về tình hình COVID-19 ở các tỉnh vùng cực Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, vùng cực Nam của Thái Lan đã trở thành tâm điểm của dịch COVID-19 ở nước này, với số lượng các ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 18/10, vượt qua vùng đô thị Bangkok mở rộng.
Đo thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Narathiwat, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chiều 18/10, Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cho biết tình hình ở khu vực biên giới phía Nam vẫn là mối quan tâm của chính phủ. Số liệu của CCSA cho thấy các tỉnh Narathiwat, Pattani, Songkhla và Yala ghi nhận tổng cộng 2.303 ca mắc COVID-19 mới so với 1.610 ca được ghi nhận ở vùng Bangkok mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ Thái Lan thành lập một đội đặc nhiệm COVID-19 để ứng phó với tình hình dịch bệnh ở bốn tỉnh nói trên. Cựu Tổng Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), Đại tướng Natthapol Nakpanich, được giao nhiệm vụ lãnh đạo chiến dịch phòng chống COVID-19 ở phía Nam cùng với sự hỗ trợ của các quan chức Bộ Y tế.
Tân Tổng Thư ký NSC, Đại tướng Supoj Malaniyom cho biết công việc của đơn vị mới được thành lập sẽ không trùng lặp với công việc của CCSA vì lực lượng này có mục tiêu rõ ràng là giảm các ca nhiễm mới và các ca tử vong ở 4 tỉnh cực Nam.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Y tế cho biết Thái Lan sẽ ngừng sử dụng vaccine của hãng Sinovac của Trung Quốc khi nguồn cung hiện tại hết. Cục trưởng Cục Kiểm soát dịch bệnh Opas Karnkawinpong được dẫn lời nói rằng Thái Lan hy vọng sẽ phân phối tất cả các liều vaccine Sinovac trong tuần này
Quốc gia Đông Nam Á này đã sử dụng hơn 31,5 triệu liều của hãng Sinovac kể từ tháng 2, bắt đầu với 2 liều cho nhân viên y tế tuyến đầu, các nhóm có nguy cơ cao và cư dân của hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket.
Vào tháng 7, Thái Lan bắt đầu tiêm kết hợp vaccine của hãng Sinovac là liều đầu tiên và vaccine của hãng AstraZeneca là liều thứ hai. Dự kiến, Thái Lan sẽ chuyển sang tiêm kết hợp hai loại vaccine của AstraZeneca và Pfizer/BioNTech.
Về tình hình COVID-19 ở Thái Lan, sáng 18/10, nước này ghi nhận thêm 10.111 ca nhiễm mới cùng 63 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua. Kể từ đầu dịch tới nay, Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 1.793.812 ca mắc COVID-19, trong đó có 18.336 người không qua khỏi. Hầu hết các ca nhiễm và các trường hợp tử vong vì COVID-19 ở Thái Lan được ghi nhận kể từ ngày 1/4 khi làn sóng COVID-19 thứ 3 bùng phát.
Hàn Quốc và EU cam kết trao đổi công nghệ vaccine Ngày 8/10, Hàn Quốc cho biết nước này có kế hoạch thiết lập mối quan hệ sâu sắc hơn với các công ty công nghệ sinh học của Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất vaccine của thế giới vào năm 2025. Tiêm chủng vaccine...