Indonesia thông báo các hoạt động bên lề chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20
Theo phóng viên TTXVN tại Jarkata, ngày 8/2, Indonesia thông báo sẽ tổ chức một loạt sự kiện bên lề của chuỗi hoạt động của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20) năm 2022 nhằm thể hiện tinh thần của chương trình nghị sự và củng cố hình ảnh của quốc gia Chủ tịch G20 trong năm 2022.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Rome, Italy ngày 30/10/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Thương mại, Trưởng Ban tổ chức G20 Indonesia, Muhammad Lutfi cho biết, các hoạt động bên lề sẽ cung cấp cho các thành viên của G20 đầy đủ hơn về các ưu tiên trong chương trình nghị sự của nước Chủ tịch Indonesia trong năm nay, đồng thời góp phần giúp Indonesia cũng như các nước thành viên hồi phục nền kinh tế.
Các sự kiện bên lề dự kiến được tổ chức vào tháng 2 sẽ bao gồm việc khởi động nhóm công tác giáo dục, hội thảo cấp cao về tài chính bền vững, thảo luận về tài chính xanh và cơ chế chuyển đổi năng lượng, tọa đàm thường niên về cải cách thanh toán kỹ thuật số trong hoạt động ngân hàng, quản lý rủi ro từ các chính sách thông qua đa dạng hóa tiền tệ để hỗ trợ thương mại và đầu tư toàn cầu.
Video đang HOT
Một trong những ưu tiên cấp bách và quan trọng trong chương trình nghị sự G20 năm 2022 mà Indonesia muốn thúc đẩy trên cương vị Chủ tịch là việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu một cách bình đẳng nhằm xử lý hiệu quả đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Muhammad Lutfi cho rằng đại dịch khiến các nước nhận ra sự cấp thiết của việc hợp tác để giải quyết đại dịch COVID-19 cũng như các thiên tai, đại dịch trong tương lai. Trước mắt cần kịp thời thu hẹp khoảng cách dự trữ và phân phối vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước châu Âu – nơi đang dự trữ khối lượng vaccine gấp 3 lần nhu cầu tiêm chủng- với các nước châu Phi. Bộ trưởng Lutfi cho rằng lượng vaccine tích trữ tại các nước châu Âu sẽ không có giá trị sử dụng nếu không được phân phối cho các nơi khác có nhu cầu, nhất là trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra, một vấn đề khác Bộ trưởng Lutfi đề cập là tình trạng một số hãng sản xuất vaccine không phải đối tác của các chính phủ ít bán được sản phẩm vaccine của họ, dẫn đến suy yếu nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine.
Bộ trưởngThương mại Indonesia nhấn mạnh cần sự hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và phân phối vaccine bình đẳng, đồng đều trên toàn cầu.
Indonesia cũng sẽ tổ chức các chuyến thăm quan đến các địa điểm du lịch, khu bảo tồn rừng ngập mặn tại Bali. Thứ trưởng Bộ Công trình công cộng và nhà ở Indonesia, Wetipo hy vọng rằng các hoạt động này sẽ khuyến khích nỗ lực bảo tồn thiên nhiên bền vững.
Bộ Công trình công cộng và nhà ở Indonesia cho hay nước này cũng sẽ sử dụng tre, gỗ và các vật liệu tự nhiên khác làm vật liệu chính để thiết kế các địa điểm và cơ sở hạ tầng nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, nhằm thể hiện tinh thần của Indonesia nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu và phục hồi hệ sinh thái. Dự án sẽ bắt đầu từ tháng 1 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm nay.
Mỹ thúc đẩy G20 đồng thuận về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu trên toàn cầu
Ngày 28/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã bày tỏ hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 tới, Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ đạt được đồng thuận chính trị về một mức sàn chung cho thuế doanh nghiệp áp dụng trên phạm vi toàn cầu, đồng thời không loại trừ khả năng về mức thuế cao hơn 15%.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC., ngày 28/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Hiệp hội Kinh tế kinh doanh quốc gia, Bộ trưởng Yellen cho biết Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đang xem xét mức thuế tối thiểu đối với doanh nghiệp nước ngoài "cao hơn một chút" so với mức 16,5% vốn đã được Ủy ban Tài chính và thuế vụ Hạ viện Mỹ thông qua trước đó. Một khi mức thuế doanh nghiệp này được thông qua, Mỹ sẽ tuân thủ và thúc đẩy đạt được một thỏa thuận chính trị về vấn đề này tại hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 10 tới để các nước sau đó sẽ nhanh chóng thực hiện.
Bộ trưởng Yellen cũng thừa nhận hiện vẫn còn một số ít quốc gia châu Âu không ủng hộ kế hoạch cải cách thuế toàn cầu như Ireland, Estonia hay Hungary. Tuy nhiên, bà bày tỏ tin tưởng những nước này cuối cùng sẽ thay đổi lập trường và sẽ tham gia thỏa thuận thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Vấn đề cải cách hệ thống thuế toàn cầu đã được thống nhất trong các cuộc đàm phán do OECD khởi động tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G20. Tại hội nghị trực tuyến các Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra tháng 7 vừa qua, các bộ trưởng đã nhất trí thông qua thỏa thuận về đánh thuế tối thiểu nhằm vào các tập đoàn đa quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Thỏa thuận này sẽ đặt ra một mức thuế chung ít nhất là 15% nhằm ngăn cản các công ty đa quốc gia tìm cách chuyển lợi nhuận đến nơi đánh thuế thấp. Tuy nhiên, một vài điều khoản của thỏa thuận vẫn cần được giải quyết trước hạn chót vào tháng 10 khi các nhà lãnh đạo G20 hội đàm tại Rome (Italy). Hiện vẫn còn một số quốc gia tỏ ra hoài nghi về thỏa thuận thuế toàn cầu, đặc biệt là Ireland và Hungary, hai nước lâu nay đã duy trì mức thuế doanh nghiệp tương đối thấp. Cụ thể, Ireland hiện chỉ áp dụng mức thuế doanh nghiệp 12,5% và Hungary là 9%.
Tổng thống Biden chuẩn bị công du hàng loạt quốc gia châu Á Tổng thống Mỹ Joe Biden đang lên kế hoạch dừng chân tại nhiều quốc gia ở châu Á vào mùa xuân này và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với ba đồng minh quan trọng tại Nhật Bản. Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP). Theo Reuters, đây là chuyến công du đầu tiên của Tổng thống Joe Biden đến khu vực...