Indonesia, Singapore nhấn mạnh Đồng thuận ASEAN về Myanmar
Indonesia và Singapore nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi Đồng thuận 5 điểm của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Myanmar, cho rằng quyết định cấp cao này của ASEAN cần được tất cả các bên tôn trọng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc gặp ở đảo Bintan, Indonesia, ngày 25/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakatar, ngày 25/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhất trí rằng tất cả các bên liên quan cần ưu tiên an ninh và phúc lợi của người dân Myanmar trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia này.
Phát biểu họp báo sau Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Indonesia – Singapore tại đảo Bintan, tỉnh Quần đảo Riau, Tổng thống Joko Widodo nêu rõ việc giải ngân hỗ trợ nhân đạo cần được khuyến khích và cung cấp mà không có sự phân biệt đối xử. Nhà lãnh đạo này cho hay cả ông và Thủ tướng Lý Hiển Long đều rất quan ngại về những diễn biến tại Myanmar.
Video đang HOT
Về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, hai nhà lãnh đạo cho rằng việc tăng cường sự thống nhất, phương pháp làm việc và các cơ quan của ASEAN là rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho tổ chức này đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2/2021 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) với cáo buộc có hành vi gian lận bầu cử. Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Đến cuối tháng 7/2021, chính quyền quân sự đã hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó NLD của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.
ASEAN đã kêu gọi các bên ở Myanmar theo đuổi “đối thoại, hòa giải” cũng như sớm đưa tình hình trở lại bình thường. Lãnh đạo các nước đã đạt được đồng thuận 5 điểm về tình hình Myanmar, trong đó yêu cầu chấm dứt ngay lập tức bạo lực và tất cả các bên phải hết sức kiềm chế, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian thúc đẩy tiến trình đối thoại và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm Điều phối hỗ trợ nhân đạo ASEAN.
Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023.
"Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử", lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình hôm nay, thêm rằng ông đảm bảo "thành lập liên minh dựa trên nền dân chủ và thể chế liên bang".
Thống tướng Min Aung Hlaing tại hội nghị ở Moskva, Nga, hôm 23/6. Ảnh: Reuters .
Với thời hạn này, chính quyền quân sự sẽ điều hành Myanmar trong gần hai năm rưỡi, thay vì một năm như tuyên bố được đưa ra vài ngày sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cho biết họ lật đổ chính quyền dân sự của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi do đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố phát hiện hơn 11 triệu trường hợp gian lận cử tri và hủy kết quả cuộc bầu cử mà đảng NLD đã thắng lớn. Tuy nhiên, ủy ban bầu cử của Myanmar từng bác bỏ cáo buộc gian lận.
Tướng Min Aung Hlaing cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có đối thoại với đặc phái viên ASEAN về Myanmar. Các ngoại trưởng ASEAN dự kiến họp ngày 2/8 với mục tiêu chọn ra đặc phái viên chịu trách nhiệm chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền quân sự Myanmar với phe đối lập.
Myanmar rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, với các cuộc đình công, biểu tình và đụng độ giữa lực lượng an ninh với những người phản đối chính quyền quân sự. Một nhóm giám sát địa phương cáo buộc lực lượng an ninh đã giết hơn 900 người và bắt gần 7.000 người, nhưng quân đội cho biết số người biểu tình thiệt mạng thấp hơn nhiều, đồng thời khẳng định nhiều binh sĩ và cảnh sát cũng thiệt mạng.
Thống tướng Myanmar gặp lãnh đạo ASEAN Lãnh đạo quân đội Myanmar nói với Chủ tịch và Tổng thư ký ASEAN rằng họ sẽ tổ chức bầu cử mới khi "tình hình trở lại bình thường". Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Erywan Yusof, nước chủ tịch ASEAN năm nay, và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, cũng đến từ Brunei, đã họp với thống tướng Myanmar...