Indonesia sẽ nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn gạo
Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia ( Bapanas) thông báo rằng chính phủ nước này đang chuẩn bị nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn gạo để lấp đầy kho dự trữ gạo của chính phủ do Cơ quan Hậu cần quốc gia (Bulog) quản lý.
Một quầy bán gạo tại chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/2, phát biểu tại Phủ Tổng thống ở Jakarta, người đứng đầu Bapanas, Arief Prasetyo Adi cho biết Tổng thống Jokowi yêu cầu phải có tối thiểu 1,2 triệu tấn gạo dự trữ tại Bulog, trong khi thực tế, ông muốn con số đó là 3 triệu tấn.
Theo ông, Chính phủ Indonesia đã có hạn ngạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo cho kho dự trữ, tuy nhiên, thực tế đến nay việc nhập khẩu gạo mới đạt 500.000 tấn.
Trong khi đó, vụ thu hoạch chính trong nước vẫn chưa tới, vì vậy, việc nhập khẩu gạo cần được thực hiện ngay để bù vào số lượng gạo đang thiếu hụt. Ông Adi thừa nhận rằng giá gạo hiện tại vẫn ở mức cao, hơn 16.000 Rp (1,02 USD)/kg. Điều này là do giá ngũ cốc khô thu hoạch (GKP) ở cấp độ nông dân vẫn nằm trong khoảng 8.000-8.600 Rp/kg ở một số khu vực.
Ông Adi đặt mục tiêu giá lúa chỉ điều chỉnh khi thu hoạch đạt 3,5 triệu tấn. Tuy nhiên, phải mất khoảng 3 tuần sau khi thu hoạch, gạo mới được phân phối tới cộng đồng. Quan chức này cho rằng nếu vụ thu hoạch trên 3,5 triệu tấn, thường phải mất từ 2 tuần đến 3 tuần để chế biến thành gạo do qui trình thu hoạch – sấy khô – xay xát.
Chính phủ cũng giao cho Bulog bán gạo với giá bán lẻ tối đa (HET) cho người dân thông qua chương trình bình ổn giá và cung ứng lương thực (SPHP) 250.000 tấn. Ngoài ra, các nhà xay xát ở một số khu vực đã được khuyến khích phân phối rộng rãi loại gạo đóng gói 5 kg cho tất cả các nhà bán lẻ và thị trường truyền thống.
Indonesia giảm số lượng công chức điều chuyển đến thủ đô mới
Chính phủ Indonesia đã cắt giảm mục tiêu điều chuyển công chức cấp cao tới thủ đô mới trong năm nay xuống còn 6.000 người, từ con số dự kiến ban đầu là hơn 11.900 người.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, việc di dời công chức từ Jakarta đến thủ đô tương lai Nusantara của Indonesia sẽ được tiến hành với tốc độ chậm hơn so với kế hoạch ban đầu vì chính phủ nước này đã giảm gần một nửa mục tiêu trong năm 2024.
Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ máy nhà nước và Cải cách hành chính Indonesia Abdullah Azwar Anas cho biết nhà ở đã sẵn sàng cho các quan chức cấp I đã lập gia đình. Những công chức khác có thể ở cùng nhà trong khi chờ đợi các tòa nhà được hoàn thành.
Chính phủ Indonesia có kế hoạch di dời công chức theo 3 giai đoạn tới thủ đô mới đang được xây dựng ở tỉnh Đông Kalimantan của nước này. Trong giai đoạn 1 sẽ chuyển 179 quan chức cấp I từ 38 bộ, ngành bao gồm Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan. Trong giai đoạn hai sẽ chuyển 91 quan chức cấp I khác từ 29 bộ và cơ quan và cuối cùng là 378 quan chức cấp I từ 59 bộ và các cơ quan được chuyển tới thủ đô mới trong giai đoạn 3. Như vậy có tổng cộng 648 quan chức cấp cao, bao gồm tổng thư ký, tổng thanh tra, tổng giám đốc và chủ tịch các cơ quan sẽ được chuyển tới Nusantara. Bộ trưởng Anas cho hay ngoài nhà ở chung, thủ đô mới cũng sẽ áp dụng khái niệm không gian làm việc chung cho các bộ và cơ quan.
Giai đoạn 1 của quá trình di dời nói trên ban đầu dự kiến diễn ra vào tháng 7/2024, nhưng đã bị lùi lại đến sau lễ Ngày Độc lập theo kế hoạch ở Nusantara (17/8) giữa lúc Tổng thống Joko Widodo hy vọng sẽ đưa một phần của thủ đô mới đi vào hoạt động.
Giới chuyên gia bảo vệ quyết định tăng giá nhiên liệu trợ giá của Indonesia Theo hãng tin CNN, chuyên gia năng lượng Mamit Setiawan ngày 22/8 nhận định kế hoạch tăng giá nhiên liệu của Chính phủ Indonesia là hợp lý và đúng đắn. Một trạm xăng dầu ở Tangerang, Indonesia. Ảnh: AFP Theo ông Mamit, theo tính toán thực tế, giá xăng trợ giá có thể tăng lên 10.000 rupiah/lít (khoảng 0,67 USD/lít) và giá dầu...