Indonesia ra tuyên bố về vấn đề căng thẳng biển Đông
Ngày 16-5, Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố về vấn đề căng thẳng hiện nay ở biển Đông.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Indonesia cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc của Indonesia về những gì đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay, nhất là liên quan đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Bộ trưởng Marty Nattalegawa nhấn mạnh, Indonesia đặc biệt lo ngại về nguy cơ thực sự của sự leo thang lớn và tính toán sai lầm, thể hiện qua các hoạt động nguy hiểm của các tàu và tàu hải quân trên biển đã khiến một số người bị thương và gây thiệt hại vật chất, cũng như sự cố bạo lực từ cuộc biểu tình phản đối dẫn đến thương vong và thiệt hại vật chất.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa
Bộ trưởng Marty Natalegawa nêu rõ, Indonesia một lần nữa kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa, tôn trọng các cam kết đã được nhất trí trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tránh các biện pháp có thể làm căng thẳng gia tăng và tiếp tục nỗ lực thiết lập trao đổi thông tin để ổn định tình hình, kể cả thông qua đường dây nóng đã được nhất trí trước đó.
Bộ trưởng Marty Natalegawa khẳng định chỉ có một lựa chọn là “giải quyết hòa bình các tranh chấp”, và “việc sử dụng vũ lực vi phạm luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, không có chỗ đứng trong khu vực hiện nay”. Bộ trưởng Marty Natalegawa cho biết Indonesia đã và đang tiếp xúc một cách tích cực với tất cả các bên liên quan và sẽ không ngừng thúc đẩy trao đổi thông tin và cùng kiềm chế.
Theo ANTD
Lo ngại đảo chính ở Thái Lan gia tăng
Một số nhà phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng đang tới giai đoạn cao trào ở Thái Lan có thể châm ngòi cho một cuộc đảo chính quân sự, Reuters đưa tin.
"Chiến lược vạch sẵn để đạt được mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ là lập một thủ tướng của riêng họ. Nếu điều này xảy ra, phe ủng hộ chính phủ sẽ không chấp nhận nó và xung đột sẽ bùng phát, buộc quân đội phải can thiệp", nhà phân tích chính trị Kan Yuenyong tại tổ chức cố vấn Đơn vị tình báo Siam nói.
Quân đội Thái đã từ lâu có lịch sử can thiệp vào chính trị. Tuy nhiên, giới lãnh đạo quân sự lần này tuyên bố sẽ đứng ngoài khủng hoảng và khẳng định các chính trị gia phải giải quyết bất đồng.
Thủ tướng lâm thời Thái Lan theo kế hoạch hôm nay (14/5) sẽ gặp Ủy ban bầu cử với hy vọng ấn định một ngày bầu cử. Chính phủ coi đó là cách tốt nhất đưa nước này ra khỏi khủng hoảng, song nhiều khả năng phe đối lập sẽ từ chối.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài 6 tháng đã gây ra bạo lực rải rác tại các đường phố ở Bangkok, đe dọa đẩy kinh tế vào suy thoái và làm tăng những lo ngại về nội chiến.
Cuộc khủng hoảng hiện nay là giai đoạn mới nhất trong 10 năm thù địch giữa phe bảo hoàng và Thaksin Shinawatra, cựu tỷ phú truyền thông, người giành được nhiều sự ủng hộ của dân nông thôn và dân thành thị nghèo.
Hiện, hàng nghìn người biểu tình đang cắm trại ở các đường phố gần quốc hội, nơi Thượng viện Thái Lan đang cố soạn thảo một lộ trình để thoát khỏi khủng hoảng.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Đông Ukraine: Xe tăng, vũ khí hạng nặng "tung hoành" Lực lượng an ninh Kiev hôm qua (9/5) đã sử dụng vũ khí hạng nặng và xe tăng để tấn công vào thành phố Mariupol ở miền đông Ukraine. Đội quân này đã đột kích vào trụ sở của Bộ Nội vụ khu vực - nơi cảnh sát đang dựng rào chắn cố thủ ở bên trong. Sau khi người dân đổ xô...