Indonesia phát hiện hơn 900 ca mắc biến thể nội địa
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 29/7, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, bà Siti Nadia Tarmizi cho biết nước này đã phát hiện 923 ca mắc biến thể nội địa B14662 của virus SARS-CoV-2.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm dã chiến ở Tangerang, Indonesia, ngày 17/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bà Nadia, biến thể này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 11/2020 tại một số tỉnh, thành của Indonesia và đã được đưa vào danh sách “cảnh báo cần theo dõi thêm” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Biến thể này hiện không thuộc danh sách “biến thể đáng quan ngại” (VoC, gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta), hay danh sách “biến thể đáng quan tâm (VoI, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda).
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển thuộc Bộ Y tế Indonesia cho biết tính đến ngày 27/7, quốc gia này đã phát hiện 1.016 ca mắc 3 biến thể VoC, trong đó có 60 ca mắc biến thể Alpha, 13 ca mắc biến thể Beta và 943 ca mắc biến thể Delta.
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Y tế Thái Lan thừa nhận tình trạng thiếu giường nghiêm trọng tại các bệnh viện và cơ sở cách ly trong bối cảnh số ca mắc mới và tử vong tại nước này vừa ghi nhận kỷ lục buồn.
Video đang HOT
Hiện quốc gia Đông Nam Á đang vật lộn để khống chế đợt bùng phát mới, do sự lây lan của biến thể Delta, với số ca mắc mới và tử vong tăng vọt, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày một trở nên quá tải. Mặc dù các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất đang áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, cùng lệnh giới nghiêm ban đêm. Song ngày 29/7, Thái Lan vẫn ghi nhận thêm 17.669 ca mắc và 165 ca tử vong – mức cao nhất từ trước tới nay.
Phát biểu với báo giới, ông Somsak Akkasilp, người đứng đầu Cơ quan dịch vụ y tế của Bộ Y tế Thái Lan thẳng thắn thừa nhận tình trạng không đủ giường bệnh tại các bệnh viện. Theo ông, tại các bệnh viện lớn, toàn bộ các khoa hồi sức tích cực đều quá tải. Hiện các bệnh viện ở thủ đô Bangkok chỉ có đủ năng lực tiếp nhận 1.000 bệnh nhân mới một ngày, song thực tế, họ đã phải tiếp nhận tới 4.000 ca mắc mới riêng trong ngày 29/7.
Không chỉ vậy, các cơ sở cách ly của thủ đô Bangkok cũng đang hết chỗ trống vì thế chính quyền phải làm việc với các bệnh viện tư nhân để có thể có thêm giường.
Tính đến nay, Thái Lan ghi nhận hơn 561.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.562 người không qua khỏi. Phần lớn các ca mắc mới được ghi nhận trong làn sóng lây nhiễm từ tháng 4 vừa qua.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trên 208 triệu dân
Ngày 27/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết Chính phủ nước này đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trên 208 triệu dân để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.
Nhân viên tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Indonesia ngày 22/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Sau 6 tháng kể từ khi phát động chương trình tiêm chủng toàn quốc miễn phí ngừa COVID-19 với mục tiêu ban đầu tiêm vaccine cho ít nhất 181,5 triệu người, nhưng đến nay mới khoảng 10% trong tổng số hơn 270 triệu dân số Indonesia được tiêm chủng đầy đủ, tương đương 18,7 triệu người được tiêm đầy đủ hai mũi.
Trong bài đăng trên trang Twitter chính thức, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh: "Để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, chúng ta cần tiêm chủng cho khoảng 208 triệu dân, bao gồm những người từ 12-17 tuổi". Tuyên bố của ông Jokowi được đưa ra vài giờ sau khi Indonesia ghi nhận "kỷ lục buồn" khi số ca tử vong trong ngày do COVID-19 vượt mốc 2.000 ca, lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 3 năm ngoái.
Cảnh sát Quốc gia và Quân đội Indonesia đã được huy động nhằm tăng tốc tiêm chủng với mục tiêu đạt 2 triệu liều mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 8 tới, cấp phát thuốc cho các bệnh nhân COVID-19 đang tự cách ly tại nhà, cũng như truy vết những người tiếp xúc gần với các ca dương tính.
Indonesia chủ yếu sử dụng vaccine do hãng Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển. Hãng này cũng đã cấp giấy phép đóng gói vaccine cho công ty dược phẩm quốc doanh Bio Farma tại nhà máy ở Bandung, tỉnh Tây Java.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Cơ quan quản lý y tế của Brazil (Anvisa) thông báo đình chỉ nhập khẩu và phân phối vaccine ngừa COVID-19 có tên Covaxin do hãng dược phẩm Bharat Biotech của Ấn Độ bào chế
Anvisa cho biết quyết định "tạm thời đình chỉ việc cấp phép đặc biệt cho hoạt động nhập khẩu và phân phối vaccine Covaxin" được đưa ra sau khi hãng Bharat Biotech hồi tuần trước đã hủy bỏ thỏa thuận với đối tác Precisa của Brazil trong việc phân phối vaccine tại quốc gia Nam Mỹ này.
Anvisa tuyên bố giấy phép nhập khẩu đặc biệt đối với Covaxin được cấp vào ngày 4/6 vừa qua sẽ bị đình chỉ cho đến khi cơ quan này nhận được đầy đủ thông tin bổ sung, bao gồm các tài liệu kỹ thuật và pháp lý liên quan đến loại vaccine này.
Dựa trên giá bán của Covaxin là 15 USD/liều, các chuyên gia ước tính giá trị hợp đồng cung cấp 20 triệu mũi vaccine của Bharat Biotech với Chính phủ Brazil rơi vào khoảng 300 triệu USD.
COVID-19 tại ASEAN hết 22/7: Indonesia vượt 3 triệu ca mắc, ca tử vong cao nhất khối Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 22/7, 9 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 89.459 ca mắc COVID-19 và 1.707 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 6.448.964 ca, trong đó 124.636 người tử vong. Các tình nguyện viên chôn cất thi thể bệnh nhân COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 15/6/2021. Ảnh:...