Indonesia phản đối yêu sách ‘đường 9 đoạn’
Phái đoàn thường trực Indonesia gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bác yêu sách “đường 9 đoạn” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
“Indonesia tái khẳng định bản đồ đường 9 đoạn nêu yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và trái ngược với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”, lá thư được phái đoàn thường trực Indonesia gửi Tổng thư ký Antonio Guterres và Bộ phận phụ trách Các vấn đề về Biển và Luật Biển Liên Hợp Quốc ngày 26/5 có đoạn.
Trung Quốc đơn phương vẽ bản đồ “đường 9 đoạn” để đòi chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc hồi tháng 4 ngang nhiên lập quận quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, động thái bị Việt Nam phản đối mạnh mẽ.
Video đang HOT
Tàu hải cảnh của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters.
Thư của phái đoàn thường trực tại LHQ của Indonesia khẳng định yêu sách của Trung Quốc trái với luật pháp quốc tế, nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ngày 12/7/2016 ra phán quyết Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với vùng biển nằm trong “đường 9 đoạn”.
Phái đoàn Indonesia kêu gọi các bên “tuân thủ hoàn toàn luật pháp quốc tế” và khẳng định nước này “không bị ràng buộc bởi bất cứ yêu sách chủ quyền nào được đưa ra trái với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS”.
Động thái của Indonesia diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây tăng cường các hoạt động đòi chủ quyền phi pháp trên Biển Đông như điều tàu bám theo tàu khoan của Malaysia, đâm chìm tàu cá Việt Nam, hay mới đây nhất là việc hải quân nước này trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhằm chối bỏ phán quyết của PCA rằng hầu hết các thực thể ở Biển Đông đều không được coi là đảo theo quy định của UNCLOS và không có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Trong họp báo thường kỳ hôm qua, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt khẳng định mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”, ông Việt nói.
Bộ Ngoại giao bình luận về căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc ở Natuna
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước LHQ về Luật Biển, không làm phức tạp tình hình.
Đảo Natuna Lớn nhìn từ trên cao. (Ảnh: Flickr)
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 9/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước những diễn biến căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
"Mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với các vùng biển được xác lập bởi UNCLOS 1982, không làm phức tạp tình hình, có đóng góp thiết thực, thúc đẩy việc duy trì hòa bình ổn định và tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác tại khu vực".
Căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc gia tăng sau khi hàng chục tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực ngoài khơi quần đảo Natuna trong tháng 12/2019. Ít nhất 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc cũng xuất hiện tại khu vực. Bất chấp sự phản đối của Jakarta, Bắc Kinh tuyên bố khu vực quanh Natuna là vùng đánh cá truyền thống và từ chối rút tàu.
Indonesia đã gửi một bức thư phản đối tới Trung Quốc liên quan đến việc tàu bảo vệ bờ biển và tàu cá của nước này xâm nhập vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã truyền đạt 4 quan điểm của Indonesia, trong đó khẳng định Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở vùng biển Natuna, quần đảo Riau. Vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) công nhận. Là thành viên của UNCLOS, Indonesia yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các quy định này. Indonesia không công nhận tuyên bố "đơn phương" của Trung Quốc về "đường chín đoạn" và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.
Quân đội Indonesia cũng đã huy động 600 binh sĩ, năm tàu chiến, máy bay trinh sát và máy bay đến vùng biển Natuna để bảo vệ chủ quyền./.
Theo Hùng Cường/VOV.VN
Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào? Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Tây Ban Nha Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do...