Indonesia phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” Trung Quốc
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã nói với Financial Times rằng Jakarta đã gửi kháng nghị tớiBắc Kinhchỉ vài tuần sau khi bản” hộ chiếu lưỡi bò”phi pháp này được ban hành.
Financial Times ngày 30/3 đưa tin, Ngoại trưởng Indonesia vừa lên tiếng cho biết nước này đã chính thức gửi công hàm phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” của Trung Quốcđến đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta.
Quyết định của Bắc Kinh in chìm đường “lưỡi bò” 9 đoạn, còn gọi là đường chữ U thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Philippines và Việt Nam hồi cuối năm ngoái.
Ấn Độ, một quốc gia láng giềng có tranh chấp biên giới với Trung Quốc cũng chỉ trích động thái này của Bắc Kinh khi bản hộ chiếu mới khẳng định cái gọi là chủ quyền đối với một khu vực có tranh chấp giữa hai nước.
Vào thời điểm đó, Indonesia đã giữ im lặng. Tuy nhiên Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã nói với Financial Times rằng Jakarta đã gửi kháng nghị tới Bắc Kinh chỉ vài tuần sau khi bản “hộ chiếu lưỡi bò” phi pháp này được ban hành.
“Chúng tôi khẳng định rằng việc sử dụng bản hộ chiếu này (hộ chiếu lưỡi bò) không nên được suy luận thành một sự công nhận (tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông – PV)”, Ngoại trưởng Indonesia cho hay, “chúng tôi đã có phản ứng ngoại giao nhẹ nhàng nhưng giữ được quan điểm của mình”.
Indonesia từ lâu đã cố gắng tránh rơi vào những tranh cãi với Bắc Kinh về vấn đề lãnh thổ vì lo ngại làm xáo trộn mối quan hệ với Trung Quốc đang “quyết đoán” hơn bao giờ hết và lại là một đối tác đầu tư thương mại quan trọng.
Theo vietbao
Trung Quốc vẽ ra "đường chín đoạn": Cả tình và lý đều không đạt
Ngày 5-12, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài "Phải tăng mối nguy hiểm cho Việt Nam khi khai thác dầu trong vùng đường chín đoạn", trong đó nhắc đến sự kiện tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp thăm dò và vu khống Việt Nam "lấy trộm dầu" chứ không phải "khai thác dầu". Ngay lập tức, học giả Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc đã phản ứng bằng bài viết đăng trên blog cá nhân, phê phán những quan điểm "mơ hồ và không rõ ràng" này.
Ông Lý Lệnh Hoa viết: "Ảnh hưởng của bài viết này chỉ làm cho việc giải quyết vấn đề ở Biển Đông thêm phiền phức và rối loạn. "Đường chín đoạn", như giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải từng nói năm 2008, "nó không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ pháp lý. Nếu đã khẳng định "đường chín đoạn", chính phủ Trung Quốc không việc gì phải đi xác định và tuyên bố đường cơ sở cũng như lãnh hải, càng không cần thiết phải làm các công tác chuẩn bị cho việc tuyên bố lãnh hải".
"Những ngày gần đây, tấm hộ chiếu mới đã đem lại bao nhiêu phiền phức không cần thiết cho người dân Trung Quốc" - quan điểm này của ông Lý Lệnh Hoa trùng với quan điểm của tác giả Luân Tử trong bài viết được công bố hôm 30-11 trên trang news.163.com. Theo tác giả, "hiệu quả" duy nhất của việc in bản đồ "lưỡi bò" trên hộ chiếu là khiến dân bị phiền toái nhiều hơn. "Việc đáng lẽ phải giải quyết bằng ngoại giao, nhưng lại bắt dân thường phải đối mặt; đến nhà nước còn không giải quyết được vấn đề, lại cố ý đùn cho người dân để họ phải trả giá, trong khi quan chức - công bộc của dân thì vẫn ung dung như trước. Đúng là về cả tình và lý đều không đạt".
Cuối bài viết của mình, ông Lý Lệnh Hoa khẳng định: "Tuyên bố xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị của nước ta không thể chỉ là nói cho vui, phải được ủng hộ bằng những chính sách, phương châm và lý luận chính xác. Mọi người đều biết, "đường chín đoạn" là một đường không có thật, không liền mạch, trong khi trên thế giới, bất kỳ đường biên giới trên đất liền hay trên biển đều phải là một đường có thật. "Đường chín đoạn" chiếm lĩnh phần lớn vùng nước của Biển Đông, đồng thời đè lên phần đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định trong phạm vi 200 hải lý của các nước xung quanh vốn trước đó đã được "Công ước quốc tế về Luật Biển" xác định. Trong trào lưu nhất thể hóa kinh tế thế giới ngày nay, việc kiên trì "đường chín đoạn" là lạc hậu và không cần thiết. Khi nhắc đến vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đừng có lấy "đường chín đoạn" ra mà nói".
Theo ANTD
Indonesia chỉ trích hộ chiếu đường lưỡi bò Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thừng chỉ trích loại hộ chiếu mới của Trung Quốc là 'xảo trá' và 'phản tác dụng'. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa 'Những hành động như vậy là phản tác dụng và sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết các tranh chấp hiện nay. Chúng ta nhận thấy, động thái này của Trung Quốc...