Indonesia: Núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào trở lại
Ngày 8/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông Indonesia tiếp tục phun trào cột tro bụi khổng lồ cao hơn 8.000 mét, trong đợt phun trào kéo dài gần 1 tuần qua.
Núi lửa Lewotobi phun trào tại Đông Nusa Tenggara, Indonesia, ngày 3/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thông báo của giới chức cho biết đã ghi nhận hai vụ phun trào với độ cao cột tro bụi lần lượt là 4.000 mét và hơn 8.000 mét vào khoảng gần 14h (theo giờ địa phương). Hai đợt phun trào chỉ cách nhau 1 phút. Nhân viên tại trạm giám sát núi lửa đã phải sơ tán sau hai vụ phun trào này. Chưa có báo cáo về thiệt hại cho các ngôi làng gần núi lửa do vụ phun trào mới.
Từ ngày 3/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã bắt đầu các đợt phun trào mạnh cả tro bụi và dung nham khiến 9 người thiệ.t mạn.g. Đến ngày 7/11, giới chức đã mở rộng vùng cấm với người dân địa phương lên 8 km.
Video đang HOT
Theo Cơ quan Quản lý Thảm họa quốc gia, chính phủ nước này đã lên kế hoạch di dời khoảng 16.000 cư dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trước đó, hồi tháng 1, khoảng 6.500 người đã được sơ tán sau khi núi lửa Lewotobi Laki-Laki bắt đầu phun trào. Nhà chức trách đã phải đóng cửa sân bay Fransiskus Xaverius Seda trên đảo Flores.
Lewotobi Laki-Laki là một trong 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia. Đất nước này thường xuyên xảy ra động đất, lở đất và các vụ phun trào núi lửa vì nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương.
Núi lửa Ibu phun tro bụi cao hơn 5km
Sáng 13/5, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào trở lại, tạo nên một cột tro bụi khổng lồ cao hơn 5km tính từ miệng núi lửa.
Cột tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Ibu ở Halmahera, tỉnh Bắc Maluku, Indonesia, ngày 8/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo giới chức địa phương, đây là một trong những vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong những tháng qua. Người đứng đầu Cơ quan Địa chất - ông Muhammad Wafid cho biết cột tro xám đen được quan sát thấy với "cường độ dày đặc, có xu hướng lan về phía Tây". Ông kêu gọi người dân trong khu vực đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt khi ra ngoài trời để đề phòng tro núi lửa rơi xuống.
Hiện chưa có báo cáo về các thiệt hại về người và tài sản sau vụ núi lửa phun trào này.
Trước đó, trong ngày 11/5, núi lửa Ibu cũng đã phun trào nhưng với mức độ thấp hơn.
Hồi tuần trước, nhà chức trách đã nâng cảnh báo đối với núi lửa Ibu lên mức cao thứ hai trong tổng số 4 cấp độ, đồng thời thiết lập vùng cấm trong phạm vi 3-5km xung quanh núi lửa này.
Do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, quốc đảo Indonesia thường xuyên phải hứng chịu các hoạt động địa chấn và núi lửa. Ibu là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia. Trong năm 2023, núi lửa này phun trào tới hơn 21.000 lần - tương đương 58 vụ phun trào/ngày.
Trong khi đó, núi lửa Ruang ở tỉnh Bắc Sulawesi cũng đã phun trào hơn 5 lần hồi tháng trước, buộc hàng nghìn cư dân trên các đảo lân cận phải sơ tán. Nhà chức trách đang áp đặt mức cảnh báo cao nhất đối với núi lửa này và toàn bộ khoảng 800 cư dân trên đảo Ruang đã được hỗ trợ rời khỏi đây vĩnh viễn để đảm bảo an toàn.
Núi lửa phun trào tại Indonesia khiến ít nhất 9 người chế.t Reuters ngày 4.11 đưa tin ngọn núi lửa phun trào ở đảo Flores (Indonesia) khiến ít nhất 9 người thiệ.t mạn.g và nhiều ngôi làng lân cận phải sơ tán. Núi lửa Lewotobi Laki-laki, nằm trên đảo Flores ở tỉnh Đông Nusa Tenggara đã phun trào vào 23 giờ 57 ngày 3.11 (giờ địa phương), tạo ra cột dung nham đỏ rực, tro...