Indonesia “nịnh” Trung Quốc để được lắp ráp tên lửa chống hạm C-705
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước.
Tạp chí quốc phòng Kanwa của Canada số ra tháng 11-2014 cho biết, trong buổi phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, ông đã tiết lộ, nước này đang có kế hoạch đóng 20 tàu chiến có chiều dài 40m và 60m, trang bị tên lửa chống hạm C-705 và C-802.
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước. Cho nên, Indonesia rất hy vọng Trung Quốc đồng ý chuyển giao dây chuyền công nghệ lắp ráp tên lửa chống hạm này cho mình, hiện nay hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Video đang HOT
Tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc
C-705 là tên lửa hành trình chống tàu cận âm hạng nhẹ do Trung Quốc phát triển dựa trên mẫu C-704, dùng một số thành phần của tên lửa C-602. Loại tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ, tàu hộ vệ, máy bay, bệ phóng mặt đất. C-705 có trọng lượng 320kg, lắp đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bắn 140km, độ bắn chính xác khoảng 95,7%. Đầu tự dẫn của C-705 có thể dùng radar chủ động, quang truyền hình hoặc hồng ngoại.
Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, doanh nghiệp quốc phòng nước này đã cải tiến thành công tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-705 cho nhiệm vụ tác chiến mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao (CEP 10m), định danh là C-705G.
Theo An Ninh Thủ Đô
Radar Đài Loan có thể phát hiện được mọi tên lửa Trung Quốc
Hệ thống radar cảnh báo PAWS đặt ở Hsinchu phía Bắc Đài Loan có khả năng phát hiện được mọi tên lửa đạn đạo và hành trình phóng lên từ Trung Quốc.
Mặc dù hệ thống radar mảng PAVE PAWS của Đài Loan không tiên tiến như của Mỹ, nhưng theo tạp chí quốc phòng Kanwa, nó vẫn có phạm vi quét từ 2500 đến 3000 km. Mặc dù như thế chưa bằng được radar của Mỹ với phạm vi quét đến 5600 km nhưng như thế cũng đủ cho quân đội Đài Loan phát hiện và theo dõi tất cả các tên lửa được phóng lên từ đại lục.
Một số tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.
Với phạm vi tìm kiếm của radar tối thiểu là 2500km, Đài Loan cũng có khả năng phát hiện tên lửa bắn đi từ tỉnh Cát Lâm ở phía đông bắc và tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc.
Chỉ những tên lửa của Lữ đoàn 812 đóng ở tỉnh Thanh Hải phía tây bắc Trung Quốc là nằm ngoài tầm với của radar Đài Loan. Theo nguồn tin của Lầu Năm Góc, Đài Loan đã phát triển hệ thống radar này với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Ngoài Trung Quốc, radar Đài Loan cũng có khả năng theo dõi được các vụ thử tên lửa của Triều Tiên.
Mặc dù vậy, theo tạp chí Kanwa, hệ thống radar này chưa đủ để Đài Loan yên tâm. Với kho tên lửa hành trình và đạn đạo rất lớn gồm các loại như CJ-10, DF-15, DF-21, Kh-31P, Kh-59T ASM, Trung Quốc có thể tiêu diệt các trạm radar trước.
Theo Người Đưa Tin
Trung Quốc nhái tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-2PM Topol của Nga Tên lửa đạn đạo xuyên lục đia (ICBM) lưu động DF-31B của Trung Quốc là một phiên bản sao chép của tên lửa RT-2PM Topol do Nga sản xuất, trang Rossiyskaya Gazeta có trụ sở tại Nga nhận định. Người đại diện của Lầu Năm Góc, Cynthia Smith cho biết, Trung Quốc đã hoàn thành một bài thử nghiệm của tên lửa DF-31B...