Indonesia muốn sở hữu thủy phi cơ của Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết, Jakarta đang lên kế hoạch mua các thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. Về phần mình, Tokyo cũng đang cân nhắc ý định bán các máy bay này cho Indonesia.
Thủy phi cơ US-2 của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản
Theo ông Ryacudu, cả Nhật Bản và Indonesia đều đang cân nhắc về cơ hội hợp tác. Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá sơ bộ, Bộ quốc phòng Indonesia sẽ chính thức gửi đề xuất mua US-2 lên Tổng thống Joko Widodo.
Thủy phi cơ US-2 là một sản phẩm của tập đoàn công nghiệp nặng ShinMaywa Industries (Nhật Bản). Nó được đánh giá là có thể hoạt động tốt ở các quốc gia có nhiều đảo như như Indonesia. Loại thủy phi cơ này có thể thực hiện các nhiệm vụ tuần tra biển hay tìm kiếm cứu nạn với khả năng cất và hạ cánh trên mặt biển.
Được biết, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện đã đưa vào trang bị ít nhất 3 chiếc US-2.
Video đang HOT
Tháng trước, Nhật Bản và Indonesia cũng đã ký một số thỏa thuận hợp tác quốc phòng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Trước đó, Indonesia từng bày tỏ mong muốn được sở hữu các thủy phi cơ Be-200 của Nga. Kế hoạch này có thể được đưa ra thảo luận trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ryamizard Ryacudu vào ngày 14/4 tới.
Trong một diễn biến liên quan, Ấn Độ cũng muốn mua của Nhật Bản 15-18 thủy phi cơ US-2 trong thời gian tới.
Theo PetroTimes
Indonesia muốn mua thủy phi cơ của Nhật
Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu ngày 6/4 cho biết Jakarta đang xem xét khả năng mua thủy phi cơ US-2 của Nhật, hãng tin Kyodo cho biết.
Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản. (Ảnh: Indiatimes)
"Chúng tôi nhận thấy có sự phù hợp và chúng tôi muốn mua. Chúng tôi vẫn đang cân nhắc điều này. Chừng nào hoàn tất việc đánh giá, chúng tôi sẽ báo cáo lên tổng thống về việc này", ông Ryamizard cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Thủy phi cơ US-2 do tập đoàn ShinMaywa có trụ sở tại tỉnh Hyogo chế tạo.
Theo Bộ trưởng quốc phòng Indonesia, US-2 rất thích hợp cho các điều kiện địa lý của Indonesia, một đất nước với hàng nghìn hòn đảo.
Nhấn mạnh rằng cả Nhật Bản và Indonesia đều là các quốc gia có nhiều đảo, thường xuyên đối mặt với các thảm họa thiên nhiên như động đất, ông Ryamizard nói: "Về mặt địa lý, chúng tôi đều nằm trong "vành đai lửa", vì vậy chúng tôi học được ở Nhật Bản về phương diện xử lý thảm họa".
Indonesia đang tìm cách tăng cường các lực lượng hàng hải, các cơ quan tuần tra biển, các chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ trong các vùng biển xung quanh.
Thủy phi cơ US-2 có thể hạ cánh và cất cánh từ biển. Dòng máy bay này đang được lực lượng phòng vệ Nhật Bản sử dụng.
Hồi tháng 3, Nhật Bản và Indonesia đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, bao gồm hợp tác hàng hải và xử lý thảm họa.
US-2 dự kiến sẽ được đưa vào chương trình thảo luận khi hai nước tiến hành các cuộc đối thoại an ninh 2 2 giữa bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao của 2 nước, theo các nguồn tin ngoại giao.
Ấn Độ cũng đang xem xét mua thủy phi cơ US-2.
Trong khi đó, Indonesia cũng đang cân nhắc khả năng mua thủy phi cơ đa năng Be-200 của Nga. Bộ trưởng Ryamizard dự kiến sẽ tới thăm Nga vào giữa tháng này.
An Bình
Theo Dantri/Kyodo
Thủy phi cơ - công cụ phục vụ Trung Quốc chiếm biển ở Biển Đông Một thủy phi cơ đang được chế tạo của Trung Quốc có thể giúp Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, các chuyên gia quân sự về Trung Quốc nhận định. Mô hình một chiếc AG600 của Trung Quốc (Ảnh: indiandefensenews) Giao Long AG600, hiện đang được Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc...