Indonesia muốn lập tức bổ nhiệm phái viên ASEAN về Myanmar
Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi ASEAN lập tức bổ nhiệm đặc phái viên về Myanmar, một tháng sau khi khối đạt đồng thuận 5 điểm nhằm chấm dứt khủng hoảng.
“Việc bổ nhiệm đặc phái viên phải được thực hiện ngay lập tức và liên lạc với tất cả các bên phải được duy trì”, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến ở thủ đô Jakarta hôm nay.
Hơn 5 tuần trước, các lãnh đạo ASEAN tuyên bố đạt đồng thuận 5 điểm gồm chấm dứt bạo lực tại Myanmar, thúc đẩy đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên, cung cấp viện trợ, chỉ định một đặc phái viên và cử một phái đoàn do đặc phái viên này dẫn đầu đến Myanmar.
Tuy nhiên, chưa có ai được chỉ định làm đặc phái viên do nội bộ ASEAN vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc người hoặc nhóm người nào thích hợp nhất với vị trí này, cũng như nhiệm vụ và thời hạn nhiệm kỳ của đặc phái viên.
Video đang HOT
Bên ngoài tòa nhà Ban thư ký ASEAN trước cuộc họp các lãnh đạo của khối tại Jakarta, Indonesia, hôm 23/4. Ảnh: Reuters .
Các nguồn tin ngoại giao cho biết Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Erywan Yusof, nước chủ tịch ASEAN năm nay, và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, cũng đến từ Brunei, có kế hoạch đến Myanmar trong tuần này để gặp các tướng quân đội Myanmar cùng những bên liên quan khác. Tuy nhiên, nguồn tin cảnh báo kế hoạch có thể bị hoãn hoặc hủy nếu gặp trở ngại về hậu cần và ngoại giao vào phút chót.
Chưa rõ hai lãnh đạo của ASEAN có kế hoạch gặp phe đối lập với chính quyền quân sự Myanmar hay không, khi nhiều người đang bị giam hoặc ẩn náu. Phát ngôn viên ASEAN và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, do phe đối lập Myanmar thành lập, chưa bình luận về thông tin.
“Đối thoại giữa tất cả các bên cần được khuyến khích để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Myanmar và đưa dân chủ trở lại môi trường chính trị Myanmar, phù hợp với ý nguyện của người dân nước này”, Ngoại trưởng Indonesia nói thêm.
Myanmar rơi vào khủng hoảng từ đầu tháng 2, sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và lật đổ chính quyền dân sự, do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Diễn biến này làm bùng phát các cuộc biểu tình trên cả nước khiến hàng trăm người chết, nền kinh tế sụp đổ và dẫn đến làn sóng tị nạn ngày càng tăng.
Lãnh đạo ASEAN có thể sắp thăm Myanmar
Chủ tịch và Tổng thư ký ASEAN được cho là sẽ tới Myanmar trong tuần này, trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hậu đảo chính tại đây.
Các nguồn tin ngoại giao giấu tên hôm nay cho biết Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei Erywan Yusof, nước chủ tịch ASEAN năm nay, và Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, cũng đến từ Brunei, dự kiến gặp các tướng quân đội Myanmar cùng những bên liên quan khác trong chuyến thăm nước này.
Tuy nhiên, nguồn tin cảnh báo kế hoạch có thể bị hoãn hoặc hủy nếu gặp trở ngại về hậu cần và ngoại giao vào phút chót.
Chưa rõ hai lãnh đạo của ASEAN có kế hoạch gặp phe đối lập với chính quyền quân sự Myanmar hay không, khi nhiều người đang bị giam hoặc ẩn náu. Phát ngôn viên ASEAN và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, do phe đối lập Myanmar thành lập, chưa bình luận về thông tin.
Tòa nhà thư ký ASEAN tại Jakarta, Indonesia, hôm 23/4. Ảnh: Reuters .
Hơn 5 tuần trước, các lãnh đạo ASEAN tuyên bố đạt đồng thuận gồm 5 điểm nhằm chấm dứt bạo lực tại Myanmar, thúc đẩy đối thoại, cung cấp viện trợ, chỉ định một đặc phái viên, cử một phái đoàn do đặc phái viên này dẫn đầu đến Myanmar để gặp "tất cả các bên liên quan".
Tuy nhiên, chưa có ai được chỉ định làm đặc phái viên do nội bộ ASEAN vẫn chưa đạt được đồng thuận về việc người hoặc nhóm người nào thích hợp nhất với vị trí này, cũng như nhiệm vụ và thời hạn nhiệm kỳ của đặc phái viên.
Nguồn tin cho biết theo đề xuất được Brunei gửi đến các nước ASEAN tháng trước, đặc phái viên chỉ giữ chức vụ này đến hết năm nay, sau đó Campuchia, chủ tịch tiếp theo của ASEAN, sẽ tiếp tục xem xét. Ngoài ra, Brunei cho rằng nhiệm vụ của đặc phái viên là làm trung gian, không cần lưu trú ở Myanmar.
Một số nước đánh giá những đề xuất này làm suy yếu vị thế và vai trò của đặc phái viên, nhưng Brunei chưa phản hồi những lo ngại, nguồn tin nói thêm. Trong khi đó, ASEAN hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
Myanmar rơi vào khủng hoảng từ đầu tháng 2, sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và lật đổ chính quyền dân sự, do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Diễn biến này làm bùng phát các cuộc biểu tình trên cả nước khiến hàng trăm người chết, nền kinh tế sụp đổ và dẫn đến làn sóng tị nạn ngày càng tăng.
Các ngoại trưởng ASEAN dự kiến gặp mặt tại Trung Quốc vào tuần tới, trong hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa ASEAN và Trung Quốc. Nếu khi đó bất đồng về đặc phái viên chưa được giải quyết, các nguồn tin cho biết họ hy vọng vấn đề sẽ được hoàn tất bên lề hội nghị.
Quân đội Myanmar cử đại diện đến Thái Lan bàn khủng hoảng Ngoại trưởng do quân đội Myanmar bổ nhiệm tới Thái Lan hôm nay, trong bối cảnh các nước láng giềng tăng cường nỗ lực giải quyết khủng hoảng nước này. Nguồn tin chính phủ Thái Lan cho biết "ngoại trưởng" Wunna Maung Lwin đến đàm phán về các nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi...