Indonesia mở thêm 6 nghĩa trang vì thiếu đất mai táng người bệnh COVID-19
Khi số người chết vì COVID-19 vẫn tăng cao, chính quyền thủ đô Jakarta phải mở thêm 6 nghĩa trang mới để có đủ đất mai táng người chết, ba trong số đó đã đưa vào sử dụng.
Các công nhân và máy xúc đang khẩn trương dọn dẹp làm một khu nghĩa trang mới để mai táng những người chết vì COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 3-2-2021 – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, chật vật ứng phó với đại dịch COVID-19 từ tháng 3 năm ngoái, tới nay Indonesia, quốc gia có dân số lớn thứ tư thế giới, đã có hơn 1 triệu ca mắc bệnh, trong đó hơn 30.000 người đã chết – con số kỷ lục ở Đông Nam Á.
Ông Ivan Nurcahyo, người phát ngôn của Cơ quan quản lý các công viên tại Jakarta, cho biết chính quyền đã bổ sung thêm 6 nghĩa trang mới tại nhiều khu vực khác nhau trong thành phố, ba trong số đó đã đưa vào sử dụng.
Theo ông Ivan Nurcahyo, trong hai tuần qua và trong vài tháng qua, số người chết tăng vọt tại một số khu vực của Indonedia.
Video đang HOT
Các chuyên gia y tế cho rằng số người chết vì COVID-19 trên thực tế hẳn còn cao hơn nhiều so với những số liệu thống kê chính thức.
“Lúc này tại các nghĩa trang khác, chúng tôi đề xuất một lựa chọn gọi là “hệ thống mai táng chồng lên, theo đó người chết vì COVID-19 có thể được chôn cùng vị trí mộ với một người đã chết trong gia đình hay họ hàng của họ”, ông Ivan Nurcahyo nói.
Ông Ivan Nurcahyo cho biết thêm lựa chọn này chỉ áp dụng nếu người mới chết được mai táng ở phần phía trên ngôi mộ của một người thân/họ hàng đã chết từ hơn năm năm trước.
Tại nghĩa trang Rorotan ở bắc Jakarta, trong hôm nay 3-2 nhiều máy xúc đang hối hả dọn các khu đất để có thêm chỗ mai táng.
“Một phần của khu vực này được dùng làm nghĩa trang công cộng và chúng tôi cũng đang chuẩn bị một khu mới, lớn hơn để mai táng những người chết vì COVID-19″, ông Nurcahyo nói.
“Tại Rorotan có một khu vực rộng khoảng 25ha và chúng tôi dự định dành 8.000m 2 cho khu vực mai táng này”, ông Nurcahyo cho biết.
Indonesia cấm nhập cảnh đối với du khách nước ngoài trong 2 tuần
Ngày 28/12, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết các du khách nước ngoài sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này trong vòng 2 tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, được áp dụng đối với toàn bộ du khách nước ngoài, ngoại trừ các quan chức chính phủ cấp cao.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia, ngày 11/12/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trước đó, ngày 24/12, Indonesia đã cấm du khách đến từ Anh và siết chặt các quy định nhập cảnh đối với du khách đến từ châu Âu và Australia nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Theo cơ quan phòng ngừa dịch bệnh Indonesia, những người nước ngoài đến từ Anh sẽ không được phép nhập cảnh vào Indonesia. Trong khi đó, những người đến từ châu Âu và Australia muốn nhập cảnh vào Indonesia cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính và phải xét nghiệm lại ngay khi đến nước này, thậm chí nếu có kết quả âm tính lần nữa vẫn phải thực hiện cách ly 5 ngày. Quy định trên có hiệu lực đến ngày 8/1/2021.
Đầu năm nay, Indonesia đã cấm nhập cảnh và quá cảnh đối với toàn bộ hành khách nước ngoài để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Quyết định trên không tính tới người nước ngoài có giấy phép lưu trú và một số chuyến thăm ngoại giao.
* Tại Nhật Bản, cùng ngày, Thủ tướng Suga Yoshihide yêu cầu các bộ trưởng trong chính phủ của ông luôn trong trạng thái sẵn sàng thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan hơn nữa. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm hằng ngày ở Nhật Bản tăng lên mức kỷ lục trong những ngày gần đây.
Phát biểu trong một cuộc họp của nhóm ứng phó với dịch COVID-19 của chính phủ, ông Suga nêu rõ: "Virus cho thấy không có những ngày nghỉ lễ cuối năm hay Năm mới. Tôi đề nghị từng bộ trưởng phải nâng cao nhận thức về mức độ cấp bách của tình hình và thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch".
*Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul đang được cách ly tại nhà trong 14 ngày sau khi họp với tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, ông Weerasak Wijitsaengsri - người đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một khu chợ ở Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 21/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) Taweesilp Visanuyothin ngày 28/12 cho biết các quan chức cấp cao của Bộ Y tế đã có cuộc họp kéo dài một giờ với một quan chức cấp cao của tỉnh Samut Sakhon tại bệnh viện tỉnh hôm 27/12. Quan chức này sau đó được xác nhận nhiễm COVID-19. Ông Anutin viết trên tài khoản Facebook của mình sau đó rằng quan chức bị nhiễm là tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon, ông Weerasak Wijitsaengsri, và họ đã có cuộc họp trước khi tỉnh tưởng được xét nghiệm. Ông Anutin cho biết xét nghiệm đầu tiên của ông là âm tính và các bác sĩ coi ông có nguy cơ mắc bệnh thấp, vì tỉnh trưởng tỉnh Samut Sakhon luôn đeo khẩu trang.
Thái Lan ngày 28/12 ghi nhận thêm 144 ca mắc COVID-19, bao gồm 115 ca lây nhiễm nội địa, 14 ca là lao động nhập cư và 15 người trong khu cách ly, nâng tổng số các ca bệnh ở nước này lên 6.285 bệnh nhân. Đại dịch COVID-19 cũng đã cướp đi sinh mạng của 60 người ở quốc gia Đông Nam Á này.
Đợt bùng phát dịch mới mà tâm điểm là tại tỉnh Samut Sakhon đã lây lan tới 43/77 tỉnh, thành ở Thái Lan trong khoảng thời gian từ ngày 15-27/12. Giới chức Thái Lan đang khẩn trương biến sân vận động tỉnh Samut Sakhon thành bệnh viện dã chiến với sức chứa 540 giường. Theo kế hoạch, bệnh viện dã chiến sẽ chăm sóc cho một số lao động Myanmar trong tổng số 4.000 người được cách ly tại khu vực chợ tôm trung tâm, tâm dịch tại tỉnh Samut Sakhon.
Hơn 960.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 960.000 người chết vì nCoV trong gần 31 triệu người nhiễm, dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại ở châu Âu. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 30.973.292 ca nhiễm và 960.826 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 321.191 và 5.639 ca sau 24 giờ, trong khi 22.569.128 người đã bình phục,...