Indonesia miễn trừ dầu cọ thô khỏi lệnh cấm xuất khẩu
Bộ Nông nghiệp Indonesia thông báo nước này sẽ loại dầu cọ thô (CPO) ra khỏi lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sắp tới.
Nông dân thu hoạch cọ tại tỉnh Riau, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong một bức thư gửi chính quyền các địa phương mới đây, Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết, như vậy lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sẽ được áp dụng với dầu olein cọ đã qua tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD). Tuy nhiên, chưa rõ liệu các sản phẩm như dầu cọ RBD và dầu stearin cọ tinh luyện có bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm hay không.
Trước đó, ngày 22/4, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, có hiệu lực từ ngày 28/4 tới, áp dụng với dầu ăn và các nguyên liệu thô liên quan đến sản xuất dầu ăn. Tuy nhiên, lệnh cấm không đề cập chi tiết.
Indonesia là nhà sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới. Mặc dù việc miễn trừ CPO khỏi các hạn chế xuất khẩu sẽ có lợi cho thị trường toàn cầu, phần lớn xuất khẩu dầu cọ của Indonesia dưới dạng dầu chế biến vẫn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm nói trên.
Video đang HOT
Giá CPO giao sau của Malaysia đã giảm 2,09% sau khi có tin lệnh cấm của Indonesia chỉ bao gồm dầu olein cọ RBD – sản phẩm đã tăng giá gần 7% lên mức cao nhất trong 6 tuần qua.
Theo công ty dịch vụ phân tích tài chính Refinitiv Eikon, Indonesia xuất khẩu trung bình khoảng 620.000 tấn dầu olein cọ RBD mỗi tháng vào năm 2021, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 100.000 tấn CPO. Các điểm đến hàng đầu của dầu olein cọ RBD Indonesia bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Tây Ban Nha.
Lệnh cấm xuất khẩu của Chính phủ Indonesia, nhằm kiểm soát giá dầu ăn trong nước đang ở mức cao, đã khiến cổ phiếu của các công ty dầu cọ lớn nhất nước này sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 25/4, trong khi đồng nội tệ Rupiah dẫn đầu châu Á về tỷ lệ mất giá. Các loại trái phiếu bằng USD do Chính phủ Indonesia phát hành cũng giảm hơn 1 xu xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này vào đầu năm 2020.
Theo số liệu của Hiệp hội Dầu cọ Indonesia (Gapki), xuất khẩu CPO đã qua chế biến của nước này đã đạt 25,7 triệu tấn vào năm 2021, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dầu cọ. Trong khi đó, xuất khẩu CPO đạt 2,74 triệu tấn, chiếm 7,98%. Trong tháng 1-2/2022, xuất khẩu CPO đã qua chế biến của Indonesia đạt 3,38 triệu tấn, chiếm 79%, trong khi xuất khẩu CPO đạt 90.000 tấn, chiếm 2%. Giá CPO toàn cầu đã tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay.
Indonesia cấm xuất khẩu dầu ăn châm ngòi lo lắng về giá thực phẩm toàn cầu
Các chuyên gia đánh giá nhiều quốc gia sẽ phải chịu đựng khi nhà xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới Indonesia cấm xuất khẩu sản phẩm này.
Dầu ăn bày bán tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia ngày 17/4. Ảnh: AP
Tờ Guardian (Anh) ngày 26/4 đưa tin giá các loại dầu ăn như dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải dự kiến tăng mạnh sau khi Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ. Trong khi đó, giá dầu ăn đã tăng hơn 50% trong 6 tháng qua, từ nhiều nguyên nhân như thiếu lao động ở Malaysia cho đến hạn hán tại Argentina, Canada.
Việc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2 đã khiến giá dầu ăn tăng lên mức kỷ lục do nguồn cung dầu hướng dương bị gián đoạn. Bởi vậy, việc Indonesia ngừng xuất khẩu dầu cọ sẽ gia tăng áp lực lên người tiêu dùng châu Á và châu Phi từ giá nhiên liệu, thực phẩm tăng cao.
Ông James Fry tại công ty tư vấn LMC nhận định với hãng thông tấn Reuters (Anh): "Quyết định của Indonesia ảnh hưởng không chỉ đến dầu cọ mà còn cả dầu thực vật toàn cầu".
Dầu cọ được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, từ bánh cho đến mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Dầu cọ chiếm tới gần 60% lượng dầu thực vật vận chuyển toàn cầu. Indonesia đảm nhận khoảng 1/3 lượng dầu thực vật xuất khẩu. Ngày 22/4, Indonesia tuyên bố cấm xuất khẩu dầu cọ cho đến khi có thông báo mới, động thái này nhằm giải quyết tình trạng giá dầu ăn tăng cao nội địa.
Ông Fry nhận định: "Điều này xảy ra ở thời điểm năng lực xuất khẩu các loại dầu thực vật đều gặp áp lực, trong đó có dầu đậu nành bởi hạn hán ở Nam Phi, dầu hạt cải do thu hoạch kém ở Canada và dầu hướng dương từ xung đột Nga-Ukraine.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà tinh chế dầu ăn Pakistan (PEORA)-ông Rasheed JanMohd nhận định: "Không có gì có thể bù đắp được cho sự thiếu hụt dầu cọ Indonesia. Mọi quốc gia sẽ phải chịu đựng".
Nhiều nhà nhập khẩu hy vọng dầu hướng dương từ Ukraine sẽ giúp giảm giá dầu thực vật nhưng nguồn cung từ Kiev đã ngưng lại bắt nguồn từ chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động ngày 24/4. Điều này khiến các nhà nhập khẩu đặt hy vọng vào dầu cọ. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia đã gây ra cú sốc.
Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan cố gắng tăng nhập khẩu dầu cọ từ Malaysia. Tuy nhiên, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới Malaysia không thể bù đắp được chỗ trống mà Indonesia để lại. Malaysia cung cấp khoảng 31% lượng dầu cọ toàn cầu, trong khi đó Indonesia chiếm tới 56%.
Gần một nửa lượng dầu cọ Ấn Độ nhập khẩu bắt nguồn từ Indonesia. Trong khi đó, 80% dầu cọ Pakistan và Bangladesh nhập khẩu là từ Indonesia.
G7 áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) ngày 7/4 đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga. Bảng thông báo tỷ giá đồng ruble Nga và đồng đôla Mỹ, tại Moskva, ngày 22/2/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Các nhà lãnh đạo G7 nhất trí cấm "các khoản đầu tư mới vào các lĩnh vực quan trọng của...