Indonesia: Máy bay chở 172 khách lao xuống biển
Sáng 13/4, một máy bay dân dụng loại lớn của Indonesia đã lao xuống vùng biển Bali sau khi gặp trục trặc trong lúc hạ cánh xuống đường băng.
Theo thông tin ban đầu, chiếc máy bay phản lực của hãng the Lion Air này đã bay quá đường băng của sân bay Ngurah Rai, gần Denparsar, Indonesia khi đang hạ cánh và lao xuống biển.
Các lực lượng cứu hộ nhanh chóng giải cứu những nạn nhân kẹt trên chiếc “máy bay điên”.
Giám đốc sân bay Arif Wahyunadi cho biết, toàn bộ 172 hành khách và phi hành đoàn đã an toàn và được chuyển tới bệnh viện để chữa trị.
Video đang HOT
Chiếc máy bay đã lao xuống biển khi đang cố gắng hạ cánh ở đường băng ngoài khơi.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc chiếc máy bay bay quá đường băng vẫn chưa được tiết lộ. Được biết, chiếc máy bay này khởi hành từ thành phố Bandung và đang hạ cánh xuống Bali thì gặp nạn.
Một bức ảnh trên kênh TV One cho thấy chiếc máy bay vẫn còn đang trên mặt nước.
Indonesia là nơi xảy ra các cuộc tai nạn đường không nhiều nhất. Nhiều hãng hàng không nước này đang sử dụng máy bay cũ nhập khẩu từ các nước.
Ngurah Rai là sân bay có lưu lượng khách nhiều thứ hai của Indonesia. Sân bay này được đặt theo tên của I Gusti Ngurah Rai, một vị anh hùng dân tộc người Indonesia đã hy sinh tháng 11/1946. Nó được thiết kế với đường băng kéo dài ra ngoài khơi
Theo 24h
Công bố nguyên nhân gặp nạn của Sukhoi 100
Máy bay chở khách tầm trung hiện đại Sukhoi Superjet 100
Nguyên nhân vụ máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga bị rơi khiến 45 người thiệt ở Indonesia vào tháng 5/2012 là do lỗi của phi công.
Ông Tatang Kurniadi, người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia, ngày hôm qua (18/12) đã thông báo kết quả điều tra nguyên nhân vụ vụ máy bay Sukhoi Superjet 100 của Nga bị rơi tại nước này vào tháng 5/2012, khiến 45 người thiệt ở Indonesia.
Nguyên nhân khiến máy bay rơi được xác định là do lỗi của phi công và hệ thống kiểm soát không lưu Jakarta hoạt động kém hiệu quả. Theo báo cáo điều tra, hệ thống cảnh báo nguy hiểm trên máy bay đã hoạt động tốt vài giây trước khi máy bay đâm vào núi Mount Salak, cách thủ đô Jakarta về phía nam.
"38 giây trước khi xảy ra vụ tại nạn, máy bay đã cảnh báo có núi phía trước, và sau đó cảnh báo đã được lặp lại 6 lần. Nhưng phi công công đã tắt hệ thống cảnh báo nay vì cho rằng nó có vấn đề về cơ sở dữ liệu", ông Tatang Kurniadi cho biết.
Một cuộc kiểm tra trên mô hình cho thấy rằng phi công chính của chiếc Sukhoi Superjet 100, Alexander Yablontsev, có thể tránh được vụ tai nạn nếu hành động được đưa ra 24 giây sau cảnh báo đầu tiên.
Trung tâm kiểm soát không lưu Jakarta hoạt động không hiệu quả cùng là một phần nguyên nhân khiến máy bay gặp nạn. Trung tâm này chỉ thống báo máy bay mất tín hiệu khỏi radar 18 phút sau khi tan nạn xảy ra và không hề có cảnh báo trước khi máy bay biển mất khỏi. Trước đó, trung tâm kiểm soát không lưu đã cho phép máy bay hạ độ cao từ 3.048m xuống 1.828m
Theo 24h