Indonesia mạnh tay với tàu thuyền đi vào lãnh thổ
Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây tuyên bố siết chặt trừng phạt tàu thuyền đi vào vùng lãnh thổ của Indonesia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây tuyên bố siết chặt trừng phạt tàu thuyền đi vào vùng lãnh thổ của Indonesia.
Thực hiện tuyên bố này, lực lượng bảo vệ bờ biển Indonesia hôm 8/3 đã tiếp tục bắt giữ 2 tàu treo cờ Singapore ở ngoài khơi đảo Batam do bị cáo buộc không có giấy phép hoạt động trong vùng biển này.
Theo thông tin được công bố ngày 10/3, tàu BT ASL Glory và tàu BG AST 183 đã bị bắt hôm 8/3. Hai phương tiện này đã bị phát hiện khi đang hướng về Singapore gần khu vực Tanjung Uncang của Batam. 8 thuyền viên, trong đó có một người Singapore, đã bị bắt và sau đó được trả tự do, ngoại trừ thuyền trưởng người Indonesia.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Phát biểu với báo giới, Giám đốc Lực lượng cảnh sát bảo vệ bờ biển Hero Hendrianto Bakhtiar xác nhận: “Chúng tôi đã giữ các tàu này vì không có giấy tờ cho phép đi qua vùng biển của Indonesia. Chúng tôi đang giam giữ thuyền trưởng. Các thuyền viên khác đã được thả và vụ việc đang được thụ lý.”
Video đang HOT
Hôm 5/3, Indonesia cũng bắt giữ 2 tàu đăng ký ở Singapore khi hộ tống một tàu chở dầu đi qua vùng biển của nước này ở Eo biển Malacca.
Những vụ bắt giữ trên là một phần hoạt động thể hiện chính sách biển cứng rắn của Indonesia. Hồi đầu năm nay, nước này cũng đã cho đánh đắm nhiều tàu cá đánh bắt trái phép ở vùng biển của Indonesia và giam giữ các thuyền viên bị bắt trên các tàu đó.
Theo_Kiến Thức
Hòa bình tại Đông Ukraine chưa thể hạ nhiệt được quan hệ Nga-NATO
Những cuộc triển khai quân, vũ khí cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga phải lên tiếng.
Hàng loạt dấu hiệu tích cực tại khu vực miền đông Ukraine khi các bên đều tuyên bố rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến. Các điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng trước cũng đang từng bước được thực hiện.
Tuy nhiên, những diễn biến này cũng không thể giảm nhiệt những mâu thuẫn gia tăng gần đây giữa Nga và NATO, vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine, với hàng loạt hành động quân sự được tăng cường tại biển Đen.
Xe tăng Mỹ được triển khai tại thủ đô Riga, Latvia - một trong 3 nước Baltic
Tổng thống Ukraine Poroshenko ngày 9/3 cho biết, chính phủ đã rút hầu hết vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến tuyến và xác nhận lực lượng đối lập cũng đang có động thái tương tự.
Ngoại trưởng Đức Walter Steinmeier cũng cho biết, bạo lực đã giảm đáng kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn được nhất trí vào tháng trước: "Thỏa thuận Minsk 2 đã gần được 1 tháng. Mặc dù không phải mọi điều khoản đều được thực hiện nhưng tôi có thể nói rằng nó đang được thực hiện dần. Bạo lực đã giảm rõ rệt. Sau những khó khăn ban đầu, hiện chúng ta có thể thấy lệnh ngừng bắn đang được thực hiện".
Tuy nhiên, những diễn biến này hoàn toàn không làm hạ nhiệt được căng thẳng gần đây trong mối quan hệ giữa Nga và NATO- vốn được cho là bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo truyền thông Nga, một đội tàu chiến của NATO đã tới thành phố cảng Varna của Bungary để tham gia cuộc tập trận chung trên Biển Đen. Cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham gia của nhiều lực lượng NATO với các đồng minh trong khu vực nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân các nước.
Đây là đợt diễn tập theo kế hoạch của NATO bất chấp sự phản đối của Nga. Mỹ ngày 9/3 cũng chuyển hơn 100 đơn vị khí tài quân sự tới các quốc gia Baltic nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của các nước thành viên NATO trong bối cảnh căng thẳng với Nga.
Phát biểu khi giám sát hoạt động chuyển giao trang thiết bị quân sự tại cảng Riga của Latvia, thiếu tướng Mỹ John R. O'Connor nhấn mạnh, đây là một hành động thể hiện sự hợp tác của các nước trong bối cảnh căng thẳng với Nga: "Kế hoạch này thể hiện cam kết của chúng tôi đối với an ninh tập thể. Chúng tôi có thể cung cấp sức mạnh chiến đấu cho các đồng minh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cần thiết. Thông điệp của chúng tôi tới người dân Latvia đó là, Mỹ và các đối tác có thể cung cấp sự hỗ trợ kịp khi cần thiết từ trên không, trên bộ và trên biển".
Những cuộc triển khai quân, vũ khí rầm rộ cùng hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn ở sát biên giới Nga trong thời gian qua khiến Nga không thể ngồi yên. Bộ Ngoại giao Nga ngày 9/3 cáo buộc cuộc tập trận của NATO trên Biển Đen là hành động khiêu khích và đáng báo động.
Các lực lượng vũ trang Nga cũng đang tiến hành hàng loạt cuộc tập quy mô lớn trên nhiều vùng lãnh thổ Liên bang, trong đó có bán đảo Crimea. Hơn 2.000 binh sĩ và 500 đơn vị vũ khí đã được huy động vào cuộc tập trận kéo dài hơn 1 tháng. Đáng chú ý, binh sĩ và khí tài quân sự thuộc các căn cứ của Nga ở Acmenia, Abkhazia and Nam Ossetia và đặc biệt là ở bán đảo Crimea cũng tham gia vào cuộc tập trận này.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh, sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra với việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea. NATO quyết định ngừng các chương trình hợp tác quân sự và dân sự với Nga, đồng thời lên kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ. Nga cũng cảnh báo sẽ cắt đứt quan hệ hoàn toàn với NATO nếu Ukraine gia nhập khối quân sự này.
Những diễn biến tích cực tại miền đông Ukraine gần đây cũng không thể hạ nhiệt được những căng thẳng này, khiến giới chức Nga cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là một "cái cớ" để thực hiện các mục tiêu của NATO, trong đó có Mỹ. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng, các nước NATO đang muốn tận dụng tình hình ở Đông - Nam Ukraine như một cái cớ để di chuyển quân đến gần biên giới Nga.
Phó giám đốc Viện Nghiên cứu những vấn đề Mỹ và Canada tại Nga, Thiếu tướng Pavel Zolotaryov cho rằng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra, Nhà Trắng đang theo đuổi một số mục tiêu, như củng cố sức mạnh cho lực lượng chính trị Ukraine với hy vọng sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình tại châu Âu.
Thông qua cơ chế của NATO, trong đó có các cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đen, Mỹ cũng có kế hoạch buộc những nước thành viên NATO phải tăng chi tiêu nhiều hơn cho hệ thống phòng thủ chung cũng như đẩy mạnh chiến lược, theo quan điểm của Mỹ là "tách" Ukraine ra khỏi Nga./.
Theo Phạm Hà/VOV- Trung tâm Tin/tổng hợp
Gần 5000 quân Na Uy tập trận sát biên giới Nga Khoảng 5000 quân nhân cùng hơn 400 đơn vị trang thiết bị quân sự của Na Uy đã được huy động tham gia vào cuộc tập trận "Joint Viking", khởi đầu vào ngày 9-3, ở vùng lãnh thổ phía Bắc nước này, "sát bên" lãnh thổ nước Nga. Theo Thiếu tá Alekander Jankov, phát ngôn viên lực lượng vũ trang Na Uy, đây...