Indonesia lên kế hoạch sản xuất thương mại ôtô điện
Chính phủ Indonesia có kế hoạch sản xuất thương mại xe ôtô điện để giúp giải quyết vấn đề năng lượng và môi trường, những vấn đề đã trở thành thách thức chung mang tính toàn cầu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Gusti Muhammad Hatta nhấn mạnh rằng ôtô điện sẽ giúp Indonesia giảm tải những khó khăn và hệ quả bất lợi từ việc các nguồn nhiên liệu hóa thạch của đất nước đang dần cạn kiệt do sử dụng ngày một tăng, trong khi bầu khí quyền ngày một ô nhiễm do lượng khí thải gây hiệu ứng gia tăng, dẫn đến tình trạng thay đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khó lường và nước biển dâng đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân sống ở các vùng ven biển. Nguy cơ này rất hiện hữu và càng lớn khi Indonesia là một quốc gia với trên 17.000 hòn đảo.
Quan chức trên cũng nói rằng Chính phủ Indonesia đang nghiên cứu và sẽ đưa ra những chính sách và biện pháp thích hợp, nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào phát triển lĩnh vực ôtô điện, cũng như sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, nhằm hướng tới xây dựng một nền kinh tế “xanh”.
Theo Vietnamplus
Tương lai của ôtô điện
Nhiều hãng danh tiếng đã tập trung nghiên cứu như Porsche, Audi hay bình dân hơn là Nissan nhưng xe điện chưa giải quyết hết các nhược điểm về dung lượng pin, giá đắt và quá êm.
Mỗi năm một lần, các dự án xe tiết kiệm nhiên liệu lại có mặt ở sự kiện mang tên Challenge Bibendum do Michelin tổ chức. Năm nay, địa điểm là ga hàng không cũ Tempelhof, Berlin. 270 xe, gồm xe hơi, xe tải, xe đạp có mặt để trình diễn công nghệ của tương lai.
Video đang HOT
Trong 2 ngày dành cho báo chí 19-20/5, các phóng viên từ 80 quốc gia có cơ hội lái thử những sản phẩm xe điện nổi tiếng trên thị trường. Trong đó có Nissan Leaf, hiện tượng của dòng xe điện cỡ nhỏ.
Nissan Leaf trên đường phố Đức. Mẫu xe điện của Nissan nhận giải "Xe của năm" do các nhà báo bình chọn tại triển lãm New York 2011. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Tiếp đến là A-class E-cell của Mercedes. Audi có chiếc A3 e-tron đình đám. Porsche cho cảm giác hoàn toàn khác về xe thể thao khi giới thiệu Boxster chạy điện không ống pô. Bên cạnh chúng là trạm cấp điện gọn như bốt điện thoại công cộng.
Ba chiếc Nissan Leaf hoạt động hết công suất bởi số lượng người đăng ký quá đông. Trung bình 4 tiếng mới tới lượt, nếu không sự cố giữa chừng.
Bấm nút khởi động, mọi thứ êm ru. Chỉ có cụm đồng hồ và vài thiết bị bật sáng. Tiếng nổ quen thuộc, tồn tại trăm năm của động cơ đốt trong không có. Thay vào đó là tiếng người hướng dẫn "Xong rồi đó!".
Leaf tăng tốc khá tốt khi mất khoảng 11 giây để lên 100 km/h. Chân phanh, chân ga và vô-lăng không khác nhiều xe xăng. Chỉ có sự im lặng là lạ lẫm. Người châu Âu ít dùng còi, nhưng với xe điện, họ có thể phải bấm ngay lúc lăn bánh.
Chiếc Volvo C30 cũng không khác Nissan Leaf. Porsche Boxster E mui trần đầy sức mạnh, nhưng cũng không khiến ai nhận ra khi tới gần. Hầu hết nhận ra xe điện đánh mất thứ âm thanh quen thuộc. Và vì thế, cảm hứng cầm lái giảm đi khá nhiều.
Xe điện hướng tới mục tiêu không khí thải, giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và đó là yếu tố quyết định của sự thành công. Không một gam carbonic thải ra trong suốt hành trình. Chi phí cho mỗi lần sạc đầy pin của Leaf chừng 2,75 USD và đi 170 km. Chiếc hybrid Toyota Prius tiết kiệm xăng tốt nhất cũng tiêu tốn khoản tiền 9 USD cho quãng đường đó.
Porsche Boxster E tại Challenge Bibendum diễn ra tại Đức ngày 19/5. Ảnh: Trọng Nghiệp.
Nissan tính toán trong 5 năm, chiếc Leaf của họ tiêu tốn khoảng 1.800 USD cho các chi phí sạc pin, bảo dưỡng...trong khi xe sử dụng xăng là 6.000 USD.
Xe điện tích hợp hệ thống thông tin không khác chiếc smartphone với quãng đường đi còn lại. Nếu dùng điều hòa, xe sẽ tiêu tốn bao nhiêu km. Sơ đồ cột "bơm" điện và khoảng cách gần nhất. Leaf còn kết nối với iPhone, cho phép đặt lệnh sạc pin trong bao lâu. Khởi động điều hòa trước khi sử dụng.
Nhưng hạn chế về thời gian sạc khiến Nissan Leaf, Volvo C30e hay Audi A3 e-tron chưa đáp ứng cho người tiêu dùng. Nếu dùng nguồn 220 V, thời gian sạc đầy pin của Leaf mất 7 tiếng. Nguồn điện cao ở các trạm sạc nhanh 480 V cũng tốn khoảng 30 phút. Quá dài nếu so với xe dùng xăng hoặc diesel.
Chiếc Boxster E mất khoảng 9 tiếng sạc đầy, và đi được 170 km. Khó khăn thứ hai là hệ thống trạm sạc với các tiêu chuẩn an toàn cao và chi phí đắt đỏ. Tiếp đến là khả năng dự trữ, độ bền của pin. Với thời gian sạc dài và quãng đường đi ngắn, khách hàng khó lòng đặt niềm tin vào xe điện.
Yếu tố quan trọng nữa là giá. Nissan Leaf được bán ở mức 33.000 USD tại Mỹ. Trừ đi mức giảm thuế cho xe điện, còn khoảng 25.000 USD. Ở bang California, giá xuống mức 20.000 USD, tương đương Honda Civic. Với một chiếc xe 5 chỗ hạng nhỏ, giá đó quá cao.
Mẫu xe thể thao chạy điện của Citroen.
Hãng nghiên cứu thị trường J.D Power từng công bố 50% khách hàng không sẵn sàng trả mức chênh lệch 5.000 USD để mua xe sạch. Họ thích chọn loại xăng giá thấp hơn.
Còn nhược điểm, nhưng nhiều hãng tin xe điện. Carlos Ghosn, tổng giám đốc Nissan, dự báo đến 2020, cứ 10 ôtô bán ra lại có một chiếc chạy điện.
Chính phủ Trung Quốc bỏ ra 15 tỷ USD cho các dự án xe sạch, ở Mỹ là 2,4 tỷ USD. Nhiều quốc gia đang áp dụng các biện pháp hỗ trợ thuế và các chính sách khác để thúc đẩy nghiên cứu.
Ông Michel Rollier, giám đốc điều hành Michelin nói trong triển lãm: "20 năm trước không ai nghĩ tới hybrid, loại xe đang phổ biến hiện nay. Những gì chúng ta làm hôm nay để chuẩn bị cho ngày mai".
Theo VNE
5 sự kiện "chấn động" teen Việt năm 2010 Trào lưu Flashmob, tình trạng nữ sinh đánh nhau ngày càng trở nên nghiêm trọng, hay những clip hành hạ thú vật dã man... đó là những sự kiện - vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến đời sống teen Việt trong năm qua. 1. Flashmob - trào lưu khiến teen mê mẩn hè 2010 Đến bây giờ cụm từ "flashmob" hẳn đã...