Indonesia lần đầu tiên trong lịch sử đóng cửa nhà thờ dịp Eid Al-Fitr
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thờ Hồi giáo tại Indonesia đóng cửa, tín đồ được yêu cầu cầu nguyện tại nhà để ngăn chặn dịch Covid-19.
Là quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất thế giới, Indonesia có khoảng hơn 800.000 nhà thờ Hồi giáo và các thánh đường cầu nguyện. Các nhà thờ Hồi giáo ở Indonesia không cần cảnh sát bảo vệ, bởi mỗi tín đồ của đất nước này đều có ý thức xây dựng các nhà thờ phát triển bền vững, thịnh vượng bằng chính đức tin của họ đối với đấng Allah.
Số lượng nhà thờ Hồi giáo và thánh đường cầu nguyện tại Indonesia được cho là nhiều nhất thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thờ Hồi giáo tại quốc gia đạo Hồi này đóng cửa, các tín đồ được yêu cầu cầu nguyện tại nhà để ngăn chặn chuỗi lây lan của đại dịch toàn cầu.
1. Istiqlal- nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á, thủ đô Jakarta
Năm 2019, hơn 120.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia đổ về nhà thờ Istiqlal tại thủ đô Jakarta để cầu nguyện cho ngày lễ lớn của người Hồi giáo Eid Al-Fitri. Ngày lễ Eid Al-Fitri đánh dấu sự kết thúc tháng nhịn ăn linh thiêng của người Hồi giáo.
Năm nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát tại quốc gia Hồi giáo này, nhà thờ Istiqlal đóng cửa để trùng tu. Người quản lý Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal thông báo đã chính thức loại bỏ 17 hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng thông thường diễn ra trong tháng Ramadan để thực hiện lời kêu gọi của chính phủ, Bộ Tôn giáo và Hội đồng Hồi giáo Indonesia và Thống đốc Jakarta về việc cầu nguyện tại nhà, thực hiện giãn cách xã hội quy mô lớn.
Sau 17 năm xây dựng, nhà thờ Hồi giáo Istiqlal mở cửa cho công chúng vào ngày 22/2/1978. Nhà thờ được xây dựng để kỷ niệm nền độc lập của Indonesia và được đặt tên là “Istiqlal”, một từ tiếng Arab có nghĩa là “độc lập”. Nhà thờ Hồi giáo có bảy lối vào, đại diện cho bảy thiên đường trong vũ trụ học Hồi giáo. Đây là Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Đông Nam Á với sức chứa hơn 200.000 người.
2. Nhà thờ lớn Bandung, miền Tây Java
Nằm ở thành phố Bandung, thành phố đông dân thứ 3 của Indonesia, nhà thờ lớn Bandung có vẻ đẹp tráng lệ, trở thành điểm nhấn và giúp cân bằng tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội cho cư dân thủ đô ở miền Tây Java và mang lại các giá trị và tuyên truyền Hồi giáo cho cộng đồng địa phương trong hàng trăm năm.
Xây dựng năm 1812, sau khi trải qua nhiều lần sửa chữa do hư hỏng, do yếu tố tự nhiên và tuổi tác, cuối cùng, hình dạng của nhà thờ Hồi giáo có hình dạng như ngày nay. Hai tòa tháp đôi cao 81m là đặc điểm chính của nhà thờ Hồi giáo.
Theo kế hoạch ban đầu, tòa tháp sẽ được xây cao 99m theo số lượng tên của các đấng Allah trong Hồi giáo. Tuy nhiên, vì lý do an toàn giao thông hàng không, chiều cao cho phép chỉ là 81m.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Ir. Gilang Nugroho là người quản lý trang nhà thờ, chiều cao của tòa tháp đôi vẫn là 99m nếu tính từ nền móng cao tới 18m. Từ trên đỉnh tháp có thể nhìn toàn cảnh thành phố Bandung lịch sử.
Nằm gần bảo tàng Á-Phi lịch sử và ngay giữa quảng trường Bandung rộng lớn, nhà thờ lớn Bandung có sức chứa 13.000 tín đồ. Nhà thờ Hồi giáo Lớn Bandung có kiến trúc kết hợp các yếu tố của Trung Đông với kiến trúc Hồi giáo mái vòm truyền thống. Phía dưới nhà thờ có hầm đỗ xe rộng rãi. Du khách thường nán lại bãi cỏ rộng trước sân nhà thờ để nghỉ ngơi và ngắm cảnh.
Năm nay, nhà thờ Hồi giáo Bandung cũng đóng cửa theo giới hạn xã hội quy mô lớn để ngăn chặn dịch Covid-19. Hàng ngày chỉ có tiếng loa cầu nguyện phát đi tiếng kinh cầu vang xa tới khắp các phố phường.
3. Nhà thờ vĩ đại Kotagede Mataram, thành phố Yogyakarta
Đây là nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất ở thành phố Yogyakarta, là Di sản Văn hóa Quốc gia cần được bảo vệ. Xây dựng năm 1964 dưới thời Vương quốc Hồi giáo Mataram, đây là biểu tượng của sự khoan dung và chung sống hòa hợp giữa các tôn giáo lịch và là minh chứng cho sự phát triển của đạo Hồi ở vùng đất Java và Indonesia nói chung.
Sự độc đáo nổi bật của kiến trúc của Nhà thờ Hồi giáo vĩ đại Kotagede Mataram nằm ở sự hợp nhất của các nền tảng văn hóa khác nhau là Hindu giáo, Hồi giáo và Phật giáo.
Nhà thờ Hồi giáo được xây dựng và hỗ trợ bởi những người dân địa phương vẫn theo đạo Hindu và Phật giáo. Không có gì đáng ngạc nhiên, kiến trúc của tòa nhà mang sắc thái của Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Bên trái của nhà thờ Hồi giáo là lăng mộ của các vị vua của Vương quốc Hồi giáo Mataram. Khách du lịch thường đến thăm khu phức hợp nhà thờ Hồi giáo này, đặc biệt là du lịch văn hóa và tôn giáo.
4. Nhà thờ At-Taqwa Pontianak, Kalimantan
Nhà thờ At-Taqwa, nơi sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Hồi giáo thành phố Pontianak, đảo Kalimantan, đã có diện mạo mới khánh thành sau 11 năm sửa chữa. Trải qua 4 lần sửa chữa, nhà thờ có lịch sử lâu đời nằm tại quận Sambas khánh thành trở lại vào tháng 2/2020 vừa qua.
Khánh thành giữa thời kì dịch Covid-19, nhà thờ lắp đặt thêm hệ thống khử trùng dọc lối đi vào nhà thờ để khử trùng, giữ gìn sự sạch sẽ linh thiêng nơi thờ tự và bảo vệ các tín đồ khỏi sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Sau lễ khánh thành, chủ yếu chỉ có Imam, người giảng đạo của nhà thờ đến thánh đường đọc kinh qua loa để các tín đồ Hồi giáo khu vực lân cận được nghe.
Năm nay, ngày lễ lớn Eid Al-Fitri của người Hồi giáo Indonesia sẽ không được tính vào ngày lễ quốc gia, mà sẽ lùi sang ngày lễ hiến tế, thường rơi vào khoảng tháng 8. Tuy nhiên, các tín đồ Hồi giáo Indonesia vẫn cầu nguyện và đón một mùa trăng mới theo lịch Hồi giáo cùng gia đình và người thân./.
Mở cửa sân bay và chợ, Indonesia đang "liều lĩnh" với dịch Covid-19?
Chính phủ Indonesia đã quyết định mở cửa sân bay, trung tâm thương mại trong khi các nhà thờ vẫn bị đóng cửa.
Đã 2 tháng, kể từ khi Indonesia thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 nhưng các ca mắc Covid-19 vẫn gia tăng nhanh chóng.
Chợ truyền thống mở cửa trở lại.
Chính phủ Indonesia mới đây đã ra quyết định mở cửa sân bay, trung tâm thương mại và cho phép người dưới 45 tuổi đến cơ sở làm việc trong khi các nhà thờ vẫn bị đóng cửa. Điều này đã đặt ra dấu hỏi lớn về tính thống nhất và sự hiệu quả trong các biện pháp mà chính phủ Indonesia đưa ra để ứng phó với đại dịch toàn cầu.
Sân bay và chợ mở cửa, nhà thờ đóng cửa
Ngày 7/5, Bộ Giao thông Vận tải Indonesia quyết định nới lỏng lệnh cấm giao thông vận tải công cộng, theo đó, cho phép các phương tiện giao thông đường hàng không, tàu hỏa, tàu biển và xe buýt trở lại hoạt động với điều kiện phải thực hiện theo đúng giao thức y tế và nguyên tắc của giãn cách xã hội. Quyết định này được cho là "không đồng nhất" với lệnh về quê đón lễ lớn mà chính phủ đưa ra.
Mặc dù đã ra quy định số lượng hành khách trên máy bay nhiều nhất là 50% tổng sức chứa máy bay để duy trì khoảng cách vật lý và hành khách phải có giấy chứng nhận không mắc Covid-19, tuy nhiên, kể từ khi các chuyến bay thương mại mở cửa trở lại, có khoảng 100 đến 130 chuyến bay mỗi ngày tại Sân bay Soekarno Hatta, thủ đô Jakarta.
Các nhà thờ Hồi giáo tại Jakarta đóng cửa im lìm.
Số lượng hành khách trong một ngày dao động từ 4.000 đến 4.500 người. Trong số đó, đã có hơn 130 ca mắc Covid-19 được phát hiện tại sân bay này.
Bên cạnh sân bay, những ngày gần đây, các chợ truyền thống bắt đầu được mở cửa để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân trước ngày lễ Eid Al-Fitr của người Hồi giáo. Theo ông Mahfud MD, Bộ trưởng Điều phối Chính trị và An ninh Indonesia, sân bay và chợ nằm trong danh mục 11 lĩnh vực được phép hoạt động theo quy định số 9 năm 2020 của Bộ Y tế về Giãn cách xã hội. 11 lĩnh vực bao gồm: y tế, thực phẩm, năng lượng, truyền thông và công nghệ thông tin, tài chính, hậu cần, khách sạn, xây dựng, công nghiệp, các dịch vụ cơ bản và nhu cầu hàng ngày. Những người dưới 45 tuổi được phép đến cơ sở làm việc trở lại.
Trong khi đó, trước ngày lễ lớn của người Hồi giáo, các nhà thờ vẫn bị đóng cửa. Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia kêu gọi người dân thực hiện các nghi lễ tôn giáo tại nhà và thăm hỏi người thân, bạn bè qua mạng xã hội, không về quê đón lễ theo lệnh của Tổng thống để ngăn chặn chuỗi lây lan của đại dịch.
Indonesia đang "liều lĩnh" với dịch Covid-19?
Trước những quy định mới của chính phủ Indonesia, giới chức và người dân nước này đã bày tỏ sự hoài nghi về tính thống nhất trong các biện pháp mà chính phủ đưa ra để ngăn chặn dịch Covid-19.
Mới đây, Hội đồng Hồi giáo Indonesia đã phản đối sự "phân biệt đối xử" của chính phủ khi cấm người dân đến các nhà thờ cầu nguyện, thay vào đó, cho phép mọi người tụ tập tại các trung tâm mua sắm, sân bay và các văn phòng trong đại dịch.
Người dân mua sắm tấp nập trong siêu thị.
Tổng thư ký Hội đồng Hồi giáo Indonesia, ông Anwar Abbas cho rằng, các quy định này đã phá vỡ những nỗ lực của chính phủ và cộng đồng trong việc ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch Covid-19.
Theo ông Anwar Abbas nhiều tín đồ thực sự không "đành lòng" nhìn thấy nhà thờ Hồi giáo bị bỏ hoang. Trái tim của họ "đau đớn" hơn khi phát hiện chính phủ đang mở các trung tâm giao thông và mua sắm công cộng. Sự hy sinh của họ dường như vô nghĩa.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban VIII, Hạ viện Indonesia, ông Yandri Susanto yêu cầu Tổng thống Joko Widodo đưa ra các chính sách nhất quán ở các địa điểm công cộng như chợ, sân bay hay nơi cầu nguyện. Theo ông, nếu như chợ và sân bay, nơi dễ bị lây nhiễm có thể mở cửa thì nhà thờ nơi linh thiêng và sạch hơn rất nhiều cũng có thể mở cửa, miễn là người dân thực hiện đúng các giao thức y tế.
Các nhân viên y tế, những người trong tuyến đầu chống dịch tại Indonesia cũng đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng khi sự hi sinh của họ chỉ đổi lấy sự "liều lĩnh" của người dân khi tụ tập đông người và những chính sách không hiệu quả của chính phủ trong ngăn chặn dịch Covid-19.
Người dưới 45 tuổi được phép đến cơ sở làm việc trở lại.
Một chiến dịch trên mạng xã hội với hashtag "#Indonesia thế nào cũng được" (#Indonesia terserah) tập hợp tất cả các khiếu nại, sự thất vọng và thậm chí là bày tỏ sự thờ ơ của người dân đối với các biện pháp "thay đổi liên tục" và "chồng chéo", thậm chí thiếu "tính nhất quán" của chính phủ.
Trên hashtag này, người dân Indonesia còn bày tỏ sự hoang mang khi Tổng thống nước này kêu gọi người dân "chung sống hòa bình" với dịch Covid-19 thay vì đấu tranh tích cực để loại bỏ kẻ thù vô hình này.
Ngày 21/5, Indonesia ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng kỉ lục, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên thành 20.162 ca, trong đó có 1.278 người tử vong và 4.575 người bình phục. Trong đó có 38 bác sĩ và 17 nhân viên y tế đã tử vong do đại dịch này.
Gần lễ Eid Al-Fitr, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia tăng cao kỉ lục Hàng triệu người Indonesia vẫn quyết tâm về quê và thực hiện lời cầu nguyện đón ngày lễ tại nhà thờ và trên các cánh đồng. Chỉ còn 3 ngày nữa, người Hồi giáo tại Indonesia sẽ đón ngày lễ lớn Eid Al-Fitri trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do Covid-19 tiếp tục tăng nhanh. Chính phủ Indonesia ngày hôm...