Indonesia kêu gọi người dân đeo khẩu trang phòng bệnh hô hấp
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 5/12, Bộ Y tế Indonesia đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang sau khi phát hiện các trường hợp viêm phổi do vi khuẩn mycoplasma pneumoniae ở thủ đô Jakarta.
Hai quốc gia châu Âu ghi nhận số ca viêm phổi tăng mạnh WHO yêu cầu Trung Quốc chia sẻ thông tin về bệnh viêm phổi chưa xác định WHO yêu cầu Trung Quốc cấp thông tin về đợt bùng phát bệnh viêm phổi bí ẩn Virus Metapneumovirus gây viêm phổi gia tăng mạnh ở Australia
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại đảo Sanur to Nusa Penida, Indonesia, ngày 7/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cục trưởng Phòng chống và Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Imran Pambudi cho biết đã nhận được báo cáo về các ca mắc viêm phổi từ các cơ sở y tế. Hiện Sở Y tế Jakarta đang tiến hành tìm hiểu.
Ông Pambudi cho hay Bộ Y tế đang cố gắng xác nhận số lượng bệnh nhân với Sở Y tế Jakarta. Dựa vào thông tin mới nhất từ các cơ sở điều trị, số bệnh nhân này đều có các triệu chứng nhẹ và được điều trị ngoại trú.
Trước đó, ông Pambudi thông báo rằng mycoplasma, nguyên nhân chính gây bùng phát bệnh viêm phổi trẻ em tại Trung Quốc, là loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp trước khi xuất hiện dịch COVID-19.
Video đang HOT
Ông Pambudi nói: “Ở Trung Quốc, mycoplasma là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các ca viêm phổi. Mycoplasma là vi khuẩn, không phải virus và là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp trước COVID-19″.
Quan chức này nói thêm rằng mycoplasma cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cúm và bệnh phổi, với tỷ lệ mắc được ghi nhận là 8,6%. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc viêm phổi do mycoplasma đã gia tăng kể từ tháng 5/2023 tại Trung Quốc.
WHO đã phát hiện các tín hiệu về bệnh viêm phổi không được chẩn đoán, đặc biệt là ở trẻ em, trên tạp chí ProMED vào ngày 22/11/2023. Theo ông Pambudi, 3/4 bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm mycoplasma, ngoài các tác nhân khác như SARS-CoV và cúm.
Bộ Y tế Indonesia cũng công bố 8 khuyến nghị của WHO tới người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của mycoplasma pneumoniae, trong đó có tiêm vaccine phòng cúm, COVID-19 và các mầm bệnh đường hô hấp khác.
Người dân cũng được khuyến cáo tránh tiếp xúc với người bị bệnh; ở nhà hoặc tự cách ly nếu bị bệnh; khám chữa bệnh theo nhu cầu; đeo khẩu trang; đảm bảo thông thoáng; thực hiện lối sống sạch sẽ và lành mạnh; và đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng viêm phổi như ho, khó thở và sốt.
WHO yêu cầu Trung Quốc cấp thông tin về đợt bùng phát bệnh viêm phổi bí ẩn
Các báo cáo cho biết nhiều bệnh viện nhi ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và các thành phố khác ở Trung Quốc đang quá tải.
Chính quyền Trung Quốc ngày 13/11 đã báo cáo về tình trạng gia tăng các ca bệnh về đường hô hấp ở nước. Ảnh minh họa: EPA-EFE
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu Bắc Kinh cung cấp thêm thông tin về đợt bùng phát bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân xuất hiện ở miền Bắc Trung Quốc.
Theo thông báo, cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã chính thức yêu cầu Trung Quốc cung thông tin chi tiết về tình trạng gia tăng các bệnh về đường hô hấp và báo cáo về các ca bệnh viêm phổi bí ẩn ở trẻ em.
Tuyên bố cho biết: "WHO đã yêu cầu thêm thông tin dịch tễ học và lâm sàng, cũng như kết quả xét nghiệm từ các cụm bệnh được báo cáo ở trẻ em, thông qua cơ chế Quy định Y tế Quốc tế".
Theo đài truyền hình Al Jazeera, Trung Quốc đang chứng kiến sự gia tăng số ca mắc bệnh hô hấp tương tự cúm so với cùng kỳ trong vòng ba năm qua, trước khi áp dụng biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt "Zero COVID". Chính sách phòng dịch đó đã được bãi bỏ từ tháng 12/2022.
WHO lưu ý rằng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hồi đầu tháng 11 đã báo cáo về xu hướng ra tăng các ca mắc bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân được cho là do việc dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn COVID-19 cùng với sự lây lan của nhiều mầm bệnh tương tự với SARS-CoV-2 như cúm, mycoplasma pneumoniae (bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ) và virus hợp bào hô hấp (RSV).
Đầu tuần này, cộng đồng y tế trực tuyến ProMED đã đặt ra nghi vấn về việc ngày càng nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về các ca bị bệnh viêm phổi không xác định ở trẻ em tại miền Bắc Trung Quốc.
Kênh FTV News ở Đài Loan (Trung Quốc) đưa tin các bệnh viện nhi ở Bắc Kinh, Liêu Ninh và nhiều nơi khác đang quá tải bệnh nhân.
WHO cũng kêu gọi người dân ở Trung Quốc thực hiện các biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm tiêm chủng, tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang khi cần thiết và ở nhà khi bị bệnh.
Các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 từng được báo cáo là bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân vào cuối năm 2019. Những ca đầu tiên tử vong đầu tiên do căn bệnh này xảy ra vào tháng 1/2020.
Quan ngại sâu sắc trước sự lây lan nhanh chóng và mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2, WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020.
Một nhóm chuyên gia của WHO đã đến Vũ Hán để điều tra về dịch bệnh vào đầu năm 2021, nhưng nguồn gốc của virus này vẫn chưa thể xác định rõ.
Khoảng 70.000 người mắc bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí ở Bekasi, Indonesia Sở Y tế thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java của Indonesia thông báo trong 7 tháng đầu năm, đã có 66.893 người dân sinh sống tại đây bị viêm đường hô hấp cấp tính (ISPA). Tháng 3 là tháng có số người mắc ISPA cao nhất với 11.611 người. Khói bụi bao phủ thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 16/8/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN...