Indonesia hướng đến mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khu vực
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định với tư cách Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, Indonesia hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác cụ thể và toàn diện hơn giữa các quốc gia trong khu vực.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ ngày 26/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại phiên điều trần trước Quốc hội Indonesia ngày 30/1, bà Retno Marsudi nhấn mạnh: “Chúng ta muốn cho thế giới thấy rằng ASEAN có liên quan và quan trọng đối với tất cả các khu vực và quốc gia trên toàn cầu. Bên cạnh đó, chúng ta nên tự tin vì nền kinh tế Đông Nam Á sẽ vẫn ổn định và tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế toàn cầu”.
Theo bà Marsudi, trong thời gian đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia sẽ tổ chức một sự kiện hàng đầu thảo luận về nền kinh tế sáng tạo, nền kinh tế kỹ thuật số vì các mục tiêu phát triển bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như kinh doanh và đầu tư toàn diện.
Video đang HOT
Bà Marsudi cho biết Indonesia “muốn ASEAN duy trì nguyên tắc phát triển toàn diện để không quốc gia nào cảm thấy bị loại trừ hoặc bị bỏ lại phía sau, bởi sự bất an như vậy có thể gây ra hoặc duy trì sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực”.
Trong buỗi Lễ phát động chương trình ASEAN 2023, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã nhấn mạnh chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng”. Trong đó, ông nêu rõ Indonesia – với tư cách là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á – cần thúc đẩy các sáng kiến và bước đi cụ thể để giải quyết những vấn đề quan trọng của khu vực và dẫn dắt các quốc gia thành viên đóng góp cho thế giới trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay. Ông đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế, hòa bình và ổn định trong khu vực.
Kỳ vọng của Indonesia trên cương vị chủ tịch ASEAN 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã công bố chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN 2023 là "Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm tăng trưởng".
Thông qua chủ đề này, ASEAN mong muốn trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, là mỏ neo cho ổn định toàn cầu.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ngoài ra, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ hy vọng ASEAN sẽ trở thành một khu vực kinh tế phát triển nhanh, bao trùm và bền vững, phù hợp với tinh thần hợp tác chung và thực hiện Hiến chương ASEAN. Do đó, việc xây dựng năng lực của các thể chế ASEAN cần được tăng cường để giúp ứng phó với các thách thức quốc tế trong 20 năm tới. Cụ thể, Tổng thống Indonesia kỳ vọng rằng đến năm 2045, ASEAN sẽ thích ứng hơn, phản ứng nhanh hơn và cạnh tranh hơn.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ mong muốn ASEAN duy trì vai trò nổi bật và phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề khác nhau mà người dân Indonesia, cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới phải đối mặt.
Với thiện chí và nỗ lực tích cực, Indonesia hy vọng vai trò chủ tịch ASEAN năm 2023 sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho người dân Indonesia mà còn cho người dân ASEAN và thế giới trong bối cảnh ASEAN đóng vai trò là trung tâm tăng trưởng.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngoại giao Indonesia lưu ý nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN 2023 diễn ra vào thời điểm tình hình toàn cầu - từ địa chính trị đến kinh tế - không dễ dàng và thuận lợi. Hơn nữa, các cuộc đối đầu địa chính trị hiện nay có thể vẫn sẽ diễn ra gay gắt trong năm tới. Trong khi đó, về kinh tế toàn cầu, nếu các nước không sớm tăng cường hợp tác để vượt qua khủng hoảng lương thực và năng lượng cũng như giải quyết tình trạng khan hiếm phân bón, khả năng tài chính của các nước đang phát triển nói riêng sẽ yếu đi.
Dẫu vậy, giữa những dự báo về sự suy giảm liên tục của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng ở khu vực Đông Nam Á vẫn cao hơn mức trung bình toàn cầu. Bà Marsudi nhắc lại rằng Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, tuy nhiên khu vực này đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế khá mạnh mẽ thời gian qua. Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của ASEAN hầu như luôn cao hơn mức trung bình của thế giới, chẳng hạn tăng trưởng kinh tế của khu vực năm 2012 đạt 6,2%, trong khi tăng trưởng toàn cầu chỉ ở mức 2,7%.
Năm 2022 này, tăng trưởng kinh tế khu vực được dự báo sẽ đạt 5,1%, cao hơn mức dự báo tăng trưởng toàn cầu là 3,2%. Ngoại trưởng Marsudi nêu rõ Indonesia mong muốn duy trì xu hướng tích cực này để ASEAN trở thành tâm điểm tăng trưởng và duy trì ổn định của khu vực.
Indonesia ứng cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc Ngày 11/1, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết với vai trò và sự đóng góp tích cực, nước này đã quyết định ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2029-2030. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, trong bài phát biểu thường niên mang...